Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

TRƯỜNG CƯỜNG ĐỂ QN

DỌN NHÀ.
GioRaChoi

Tiếng hát mùa thu cũ

Bỗng mơ màng nghe tiếng hát em
Theo mùa thu về đâu bên thềm
Thấy con trăng cũ treo đầu ngõ
Trải ánh vàng hư ảo trời đêm

Ô hay ! Ô hay ! Rung động cả hồn
Có phải là em có phải em ?
Nhan sắc kiêu sa mười năm trước
Dưới bóng trăng trong thưở ước nguyền ?

Em một lần đứng hát dưới hoa
Bên khóm tường vi lộng bóng nga
Tiếng sáo anh ngân theo cao vút
Như nổi như chìm theo tiếng ca

Em một lần ngồi hát bên hiên
Tay ngọc ngà che mái tóc nghiêng
Tiếng hát ngọt ngào như xé lụa
Như tiếng ai tình tự nửa đêm

Đêm nay tiếng hát bỗng se trầm
Nhẹ nhẹ mơ hồ như vọng âm
Ve vuốt tình yêu nào xa lắc
Đã chết từ khi vỡ nguyệt cầm

Lòng bỗng chùng theo nỗi nhớ qua
Em về áo trắng mỏng sương pha
Tìm nhau dưới bóng trăng thu cũ
Nhặt tiếng cười xưa dưới cội hoa.

Trần Hoan Trinh

*****


Dạ Khúc (nhạc Nguyễn Mỹ Ca, lời Hoàng Mai Lưu) Trần Văn Trạch hát
http://cuongde.org/index.php/nhac-vang/T/51-tran-van-trach/108-tran-van-trach-voi-tinh-ca/3890-da-khuc-nguyen-my-ca
Dạ khúc - Nguyễn Mỹ Ca
Add to current playlist File
Dạ khúc - Nguyễn Mỹ Ca



Nhớ Bến Đà Giang:http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=lCTUppqcO_

**

Xin bấm vào hình trên để có Video
PhungTran42




Nhạc Sĩ Văn Phụng

Văn Phụng là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc tình Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Một số nhạc phẩm của ông được xếp vào thể loại tiền chiến. Văn Phụng còn được xem như một trong những nhạc sĩ hòa âm hay nhất của Sài Gòn trước năm 1975.
 
Đôi nét về Văn Phụng:
Nhạc sĩ Văn Phụng có tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình bốn anh em mà ông là thứ hai. Học đàn dương cầm từ nhỏ, được sự chỉ dạy của hai giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng, năm 1945 Văn Phụng đã đoạt giải nhất độc tấu dương cầm trong một cuộc tuyển lựa tại Nhà Hát lớn Hà Nội với nhạc phẩm "La Prière d’Une Vierge".
Thời đi học Văn Phụng là một học sinh xuất sắc, ông học tiểu học tại trường Louis Pasteur, trung học ở trường Albert Sarraut. Năm 16 tuổi, sau khi tốt nghiệp Tú tài, Văn Phụng theo học ngành Y vì ý muốn của cha ông. Nhưng chỉ được một năm Văn Phụng bỏ học để theo âm nhạc.
Diễn trình vào âm nhạc:Năm 1946, trong một lần chạy loạn về Nam Định, Văn Phụng trú tại tại nhà thờ Tứ Trùng ở Chợ Cồn và ông gặp linh mục Mai Xuân Đình. Vị linh mục đã chỉ dạy cho ông về âm nhạc và giáo lý.
Năm 1948, Văn Phụng quay về Hà Nội. Theo lệnh tổng động viên, ông gia nhập Ban Quân nhạc Đệ tam tiểu đoàn danh dự. Chính ở đây, Văn Phụng đã quen với những người mà về sau cũng trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam như Nhật Bằng, Đan Thọ, Nguyễn Hiền, Văn Khôi, Vũ Thành... Thời gian đó, ông được nhạc trưởng người Pháp gốc Đức tên Schmetzer chỉ dẫn cho về hòa âm.
Năm 1948 cũng là năm Văn Phụng sáng tác ca khúc đầu tay "Ô mê ly" trong một lần vui đùa ca hát cùng bạn bè trong ban Quân Nhạc. Ông thường trình diễn nhạc phẩm này tại những vũ trường ở Hà Nội. Bài hát đã được hoan nghênh đón nhận và kể từ đó tên tuổi Văn Phụng được giới yêu nhạc chú ý. Về sau "Ô mê ly" còn nổi tiếng cùng tiếng hát của ban Thăng Long với Thái Thanh, Phạm Đình Chương. Ca sĩ Ánh Tuyết cũng thường trình diễn nhạc phẩm này những năm thập niên 2000.
Khoảng 1954, 1955 Văn Phụng di cư vào miền Nam và trở thành Nhạc Trưởng của Đài Phát thanh và phụ trách chương trình ca nhạc trên Đài Phát thanh Sài Gòn.
Khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc với "Ô mê ly" vào năm 1948 và kết thúc với "Chán nản" vào năm 1972, Văn Phụng đã sáng tác hàng trăm ca khúc, trong số đó có rất nhiều nhạc phẩm đặc sắc như "Trăng sơn cước", "Yêu", "Tôi đi giữa hoàng hôn", "Suối tóc", "Mưa", "Tiếng dương cầm", "Giấc mộng viễn du", "Tình", "Bức họa đồng quê"...
Tuy được xem như là một trong số các nhạc sĩ theo trường phái nhạc cổ điển Tây Phương, Văn Phụng cũng viết những bản nhạc giá trị với âm hưởng dân ca như "Trăng sáng vườn chè" (thơ Nguyễn Bính), "Các anh đi" (thơ Hoàng Trung Thông), "Đêm buồn" (phổ ca dao), "Nhớ bến Đà Giang"... Ông còn hòa âm cho nhiều cuốn băng nổi tiếng và được xem như một trong những nhạc sĩ hòa âm xuất sắc nhất của Sài Gòn khi đó.
Văn Phụng tại Hoa Kỳ:Năm 1978, gia đình Văn Phụng vượt biển đến một đảo ở Malaysia. Sau gần nửa năm sống trên hải đảo, gia đình ông được sang Mỹ, định cư tại vùng Virginia, thành phố Fairfax. Văn Phụng qua đời vào ngày 17 tháng 12 năm 1999 do tác hại của bệnh tiểu đường.

*****

Cám Ơn Anh -  Thơ: Hồng Thủy – Nhạc: Nguyễn Ánh 9 – Trình Bầy: Hiếu Tâm
Em Và Nỗi Nhớ Khôn Nguôi - Thơ: Hồng Thủy – Nhạc: Nguyễn Ánh 9 – Trình bầy: Diệu Hiền
Mộng Trưng Vương - Thơ: Hồng Thủy – Nhạc: Phạm Anh Dũng -Hoà Âm: Quang Ngọc – Trình bầy: Diệu Hiền
Tiếc Cho Một Cuộc Tình - Thơ: Hồng Thủy – Nhạc: Văn Sơn Trường – Trình bầy: Phương Anh
Suốt Đời Còn Yêu - Thơ: Hồng Thủy – Nhạc: Văn Sơn Trường – Dương Cầm: Phạm Ngọc Khôi – Trình bầy: Đức Long


   http://forum.thotnot.com/uploads/3638/dj7su4fa.gif  


 

Không có nhận xét nào: