Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

GIẤC MƠ XƯA_PTMH - THƠ TRẦM VÂN - GỢI GIẤC MƠ XƯA_LÊ HOÀNG LONG



Ảnh_Kim Oanh Sydney.

Giấc Mơ Xưa.
Em là giấc mộng xa vời,
Hồn tôi chới với một thời vì đâu?
Mùa thu vàng lá vườn sau,
Cánh Hoa - Em ...Có phai màu...Tình xanh?
*
Đóa hoa xưa - Đóa mong manh,
Dường như tôi đã chênh vênh tơ trời,
Thế rồi... Mơ hết một đời,
Thế rồi... Tôi với giấc tôi...võ vàng...

Phạm Thị Minh-Hưng
**
SỢI TƠ MÀNH
Dễ thương, thơ rất dễ thương
Đi qua nỗi nhớ con đường chiêm bao
Tình tôi trước vẫn như sau
Hoa em mỏng mảnh phai màu tình xanh ?
Tình tôi như sợi tơ mành
Treo chuông mơ được dỗ dành chuông rung
Thời gian kéo sợi thun bung
Xổ ra mái tóc chập chùng hương yêu
Chiều xưa nắng dắt mưa dìu
Chiều nay bóng xế cô liêu vật vờ...
TV.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

CÂY SALA


PHẬT ĐẢN và HOA SALA
Trong kinh Phật, có hai loại cây được xem là linh thiêng và thường được nhắc đến nhiều là cây Bồ đề và cây Sa la. Dưới cây Sa la ở vườn Lâm Tì Ni (Lumbini), Đức Phật đản sinh.  Dưới gốc cây Bồ đề, thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thành Phật sau 49 ngày đêm thiền định. Cuối cùng, Ngài nhập diệt dưới cây Sa la tại Câu Thi La (Kusinara).

Inline image 1

Cây và Hoa Sala

Inline image 2

Sa la tên khoa học là Couroupita guianensis Mart. ex Berg, họ Lộc vừng Lecythidaceae, bộ Sim Myrtales; trong tiếng Anh thường gọi là Cannonball Tree. Ở Việt Nam, cây Sa la còn gọi là câyVô Ưu/ Vô Đàm, Đầu lân, Ngọc Đầu Lân, Hàm rồng. Giới chơi cây cảnh gọi là Ngọc kỳ lân. Cây phổ biến trong khu rừng tân nhiệt đới, đặc biệt là ở lưu vực sông Amazon. Nó có nguồn gốc ở Guyana (Nam Mỹ). Ngày nay cây này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.


Ở miền Nam Việt nam, cây có trồng ở các chùa như Xá lợi, Vĩnh Nghiêm... Có một cây Sa la to ở khu du lịch Bình Qưới, Thanh Đa; gốc to tới mấy người ôm.

Hoa Sa la thường được nhắc tới trong kinh Phật. Tán cây Sa la rậm rạp, hoa Sa la rất đẹp; những cánh hoa rất dầy, hoa nhìn cứ là lạ như là hoa của loài cây thời khủng long còn sót lại. Khi kết trái, trái Sa la chín rất hôi, và khi nó chín nẫu và nồng nặc thì lúc ấy hạt mới đủ già để mọc thành mầm cây mới. Đó cũng là qui luật sinh diệt mà nhà Phật dùng cây Sa la để tượng trưng.

Sa la là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa Sa la ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 2-3m, quả lớn tròn to đường kính quả 15-24cm, có 200-300 hạt trong một quả.


Cây Sa la là nơi Đức Phật sinh ra.  Theo tục lệ, khi chuẩn bị đến kỳ mãn nguyệt khai hoa Hoàng Hậu Maya cùng với đoàn tùy tùng về nhà cha mẹ để sinh.  Dọc đường, bà dừng chân nghỉ dưới gốc một cây Sa la ở khu rừng Lumbini, ngoại thành Kapilavatthu, thuộc nước Nepal ngày nay.  Cơn đau sinh ập đến, bà tìm nơi bấu víu và cây liền nghiêng nhánh xuống cho bà vịn.  Hoàng Hậu vừa vin cây thì cậu bé Siddharta ra đời và sau này tu luyện trở thành Đức Phật.  Hình ảnh cây Sa la vươn nhánh xuống cho hoàng hậu vịn trong lúc sinh hạ mang rất nhiều ý nghĩa.


Khi biết mình sắp viên tịch, Phật hành trình đến đền Càpàla, xứ Vesàli làm lễ, rồi di chuyển thêm một lộ trình khá dài đến tiếp Kusinàra. Mặc dù bị bệnh khá nặng nhưng Phật vẫn kiên quyết đi bộ, vượt sông đến rừng Sa la, xứ Kusinàra. Đoạn đường này dù chỉ có chừng 9km nhưng Phật phải đi mất khoảng 3 tuần, dừng nghỉ đến 25 lần vì bệnh và mệt.

Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ I), Phật dạy: “Đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn, này Ananda, đó là Thánh tích, người thiện tín cần chiêm ngưỡng và tôn kính”.  Như vậy, đến Kusinàra để nhập diệt là mục đích của Phật. Ngay cả Tôn giả Ananda cũng ngạc nhiên, thắc mắc về việc này: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có diệt độ tại đô thị nhỏ bé, hoang vu và phụ thuộc này.  Bạch Thế Tôn, có những đô thị khác to lớn hơn như Campà (Chiêm Bà), Ràjagaha (Vương Xá), Sàvatthi (Xá Vệ)…, Thế Tôn hãy diệt độ tại những chỗ ấy”.  Cũng nhờ sự thắc mắc này, Thế Tôn giải thích rằng, sở dĩ chọn Kusinàra để diệt độ vì đây là nơi Ngài đã xả bỏ thân mạng trong quá khứ.  “Ta đã từng sáu lần làm Chuyển luân Thánh vương và bỏ xác tại đây, nay Ta thành Vô thượng Chánh giác lại cũng muốn bỏ xác tại đây” (Kinh Du Hành, Trường A Hàm I; Kinh Đại Thiện Kiến Vương, Trung A Hàm II).

Theo ngài Narada, “Đức Phật chọn Kusinàra để nhập diệt vì ba lý do.  Lý do đầu tiên là để thuyết bài pháp Mahàsudasana Sutta nhằm khuyến khích đời sống đạo hạnh.  Thứ nhì là để dẫn dắt Subhadda, người đệ tử cuối cùng của Ngài, vì ngoài Đức Phật ra không ai có thể cảm hóa vị này được.  Thứ ba là để cho vị Bà la môn Dona có thể phân chia Xá lợi của Ngài một cách êm thắm giữa những người sùng mộ Ngài” (Đức Phật và Phật pháp, tr.225).


Kinh Đại Bát Niết Bàn ghi, khi đến Kusinàra, vào trong rừng sa la, Ngài nằm đầu hướng về phương Bắc, giữa hai cây Sa la song thọ.  Lúc bấy giờ, Sa la song thọ nở hoa trái mùa, tràn đầy cành lá.  Những đóa hoa này rơi xuống, tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài.

Theo kinh Đại Bổn Duyên, Trường A Hàm I, cội sa la là Đạo tràng chứng đắc Vô thượng giác của Đức Phật Tỳ Xá Bà.  Kinh điển cũng ghi rằng, khu rừng sa la nơi Thế Tôn nhập diệt vì đau thương sầu thảm, khô héo và mang màu trắng như chim hạc, nên còn gọi là Hạc lâm.  Đặc biệt là bốn cây Sa la song thọ gần nơi sàng tọa của Phật nằm lúc nhập diệt, mỗi cây chỉ có một nhánh khô héo, chuyển sang màu trắng, cành lá hoa quả đều rơi rụng nhưng nhánh kia vẫn xanh tốt.  Bốn cây này được gọi là tứ khô tứ vinh thọ (bốn cây, mỗi cây có một nhánh sống và một nhánh chết).  Song thọ ở phương Đông tượng trưng cho Thường và Vô thường; song thọ ở phương Tây tượng trưng cho Ngã và Vô ngã; song thọ ở phương Nam tượng trưng cho Lạc và Bất lạc; song thọ ở phương Bắc tượng trưng cho Tịnh và Bất tịnh (Đại Niết Bàn kinh sớ, quyển 1). 


Chính hình ảnh của bốn cây Sa la “không phải sống mà cũng không phải chết” này đã nói lên sự thị hiện Niết bàn “sanh nhi bất sanh, diệt nhi bất diệt” của Thế Tôn.  Niết bàn là vô sanh, bất diệt giữa muôn trùng sanh diệt.  Bốn nhánh Sa la còn xanh tốt trong màu trắng tang thương của Hạc lâm biểu trưng cho bốn đức Niết bàn.  Chính giữa vô thường biến chuyển mới làm sáng tỏ cái chân thường, vạn pháp không đối lập mà dung nhiếp; tuy hai mà một, tuy một mà hai.  Vì vậy mà Thế Tôn đã chọn rừng Sa la làm nơi nhập diệt.

Như vậy, Sa la là cây thiêng (linh thọ) trong Phật giáo, giống như cây Bồ đề.  Lúc ngài Huyền Trang đến Kusinàra chiêm bái, rừng Sa la chỉ còn bốn cây, hiện nay còn hai cây là những chứng tích thiêng liêng.  Do đó, trồng cây Sa la để ngưỡng vọng Thế Tôn, hướng về Thánh tích, thú hướng Niết bàn là chuyện nên làm.


Một ngày nào đó, bạn bớt chút thời gian thử tìm ngắm cây và hoa Sa la để có thể suy ngẫm nhiều điều.  Ở Việt Nam, đạo Phật đã thấm sâu vào cuộc sống.  Dù nhiều người khai trong lý lịch là không tôn giáo nhưng vẫn tin và làm theo những triết lý và quy tắc Phật giáo.  Ngày nay trong thế giới phẳng của toàn cầu hóa với những bầy thú điện tử, con người ta quay cuồng vì tiền bạc và địa vị, nhưng vẫn cần dành thời gian để quay về với cuộc sống hàng ngày; vẫn cần quan tâm đến những điều tưởng như nhỏ nhoi; vẫn cần lắm những đức tin về cuộc sống, cần phải đối xử công bằng với muôn loài kể cả cỏ cây muông thú.


Nhớ tới cây Sa la nơi Phật sinh ra, cũng như là nhớ tới mảnh đất chôn rau cắt rốn.  Nhớ để bảo vệ gìn giữ từng tấc đất của Tổ quốc mình.  Nhớ tới cây Sa la - nơi Phật đản sinh và nhập diệt, cũng là nhớ tới quy luật sinh tồn tái tạo. Nhớ để duy trì bản sắc dân tộc, tạo sự trường tồn của nền văn hóa Việt.




THUỞ BAN ĐẦU_PĐ.CHƯƠNG - LÁ THƯ TÌNH YÊU_PTMH - PPS QUOCBAO & BUIPHUONG - Drink Your Tea_LÊ MINH LUÂN



 
Thuở Ban Đầu_PĐ Chương.
*
La Thu Tinh Yeu-Tho Minh Hung-Noi Long: Nguyen Van Khanh-Guitar: Vo Thuong Lá Thư Tình Yêu-Tho Minh Hung-Noi Long-Guitar: Vo Thuongbởi Quốc Bảo Phạm