Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

CHƠI VƠI TƠ TRỜI

















CHƠI VƠI TƠ TRỜI

Mong manh sợi mỏng tơ trời
Tình ơi vương vấn u hoài nhớ nhung
Đâu rồi giấc mộng tương phùng
Trời cao gió lộng chập chùng mây bay

Tình xưa một thuở nồng say
Xuân về vò võ ai hay nỗi sầu
Rưng rưng hạt nắng phai màu
Hồn hoa héo úa nát nhàu tâm tư!

Tình hồng giá lạnh bơ vơ
Cung tơ lạc phím hư vô đất trời
Đêm trăng mộng mị chơi vơi,
Tuổi xuân sầu lắng phận đời xót xa

Tình theo ngày tháng phôi pha
Hững hờ mái tóc nhạt nhoà mộng xưa
Mịt mờ kỷ niệm đong đưa
Làm sao níu lại sợi tơ ảo huyền?

Phạm Thị Minh Hưng
(Cảm tác "Mong manh những sợi tơ trời"_DH)

.

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

SỰ CÂN BẰNG ACID–ALKALINE trong dinh dưỡng

Sự Cân Bằng Acid–Alkaline trong dinh dưỡng - Dr. Đặng Vũ Thúy Doan




PHỎNG DỊCH THEO "THE ACID-ALKALINE BALANCE" từ sách "HEALING MIRACLES – AN EDGAR CAYCE" by Dr William McGarey 

Trước khi vào bài, tôi muốn có đôi dòng về Edgar Cayce và Bác Sĩ William McGarey.
Ông Edgar Cayce sinh năm 1877 tại Hopkinsville, tiểu bang Kentucky, mất năm 1945.
Ông là một người theo Thiên Chúa Giáo. Từ những ngày còn bé, ông rất chăm đọc kinh sách cũng như cầu nguyện. Vào tuổi 24, ông phát triển một khả năng đặc biệt là khi ông ngủ trong giấc ngủ thôi miên (hypnosis), ông có thể trả lời hầu hết các câu hỏi đặt ra với ông, từ chuyện sức khỏe tới các vấn đề siêu nhiên như chuyện luân hồi tái sinh, Thành Phố Atlantis, Kim Tự Tháp, trái đất thay đổi (predicted earth change), v.v...
Khi ông mất, ông đã để lại 14 ngàn 879 hồ sơ được cất giữ trong thư viện của Association for Research and Enlightenment ở Virginia Beach, trong số đó có 8 ngàn 968 hồ sơ về sức khỏe và bệnh tật cùng cách trị liệu.
Các lời khuyên của ông trong khi ông ngủ trong giấc ngủ thôi miên gọi là "Reading". Ông thường cho các Reading đó là công việc của Thiên Chúa giao cho ông làm.
Mời các bạn đọc một đoạn đối thoại giữa Edgar Cayce và một GiáoSư Đại học Havard – Doctor Munsterberg.
Vào mt ngày mùa đông, một người đàn ông cao lớn, áo khoác dầy cao đến tai, tay xách hai cái vali hỏi thăm tìm đến nhà Edgar Cayce. Lúc đó Edgar Cayce còn trẻ, mới 34 tuổi.
- Tôi là Bác Sĩ Hugo Munsterberg của Đại Học Havard. Tôi đến đây để tìm hiểu về anh. Gần đây có quá nhiều bài báo viết về anh.
Và ông ta rút trong túi ra một trang báo trong Sunday Magazine, section của tờ New York Time số ngày 9/10/1910. Tựa đề trang báo: "Một người đàn ông ít học trở thành bác sĩ khi ông ta ngủ trong giấc ngủ thôi miên – một quyền lực kỳ lạ đã được chứng minh bởi Edgar Cayce. Ông ta đã chẩn đoán được những căn bệnh khó khăn trong giấc ngủ thôi miên dù rằng ông ta không có một chút  gì về kiến thức Y Học".
- Edgar Cayce rất nhũn nhặn: "Tôi không biết gì về các bài báo này."
Còn Bác Sĩ Munsterberg, ông ta đứng nghêng ngang giữa phòng khách, không thèm cởi áo khoác, không thèm ngồi dù đã được mời. Ông ta hỏi Edgar:
- Văn phòng của anh đâu?
- Tôi không có văn phòng.
- Anh nói rằng anh không có văn phòng làm việc? Vậy khi anh reading, anh có cho phép thiên hạ thấy anh không? Anh có mở đèn không? (Ông Bác Sĩ này làm như Edgar Cayce làm ảo thuật).
 Edgar Cayce trả lời:
- Tôi làm công việc reading ban ngày lúc trời còn sáng, một lần buổi sáng, một lần buổi chiều. Có khi chúng tôi phải dùng thêm đèn thì cô thư ký mới thấy đường mà đánh máy các reading của tôi.
- Thế còn bệnh nhân của anh, họ ở đâu?
- Họ ở nhà họ. Họ ở khắp nơi, phần nhiều ở ngoài Tiểu Bang. Chỉ cần cho tôi địa chỉ, tuy nằm ngủ ở nhà song linh hồn tôi sẽ tìm đến đúng chỗ và reading cho họ.
- Anh không có khám bệnh trước đó hả?
- Ồ không! Khi thức, tôi đâu có biết gì về Y Khoa. Tôi cũng chẳng cần biết tên bệnh nhân.
- Họ gửi thư cho anh, họ có kể các triệu chứng bệnh của họ không?  
- Ồ không! Họ chỉ cần cho tôi biết là họ cần tôi giúp, thế thôi.
- Có lẽ anh không làm việc lúc này phải không? (Ông Bác Sĩ này làm như Edgar Cayce có tiền nhiều lắm nhờ reading, hẳn trong đầu ông ta nghi ngờ Edgar Cayce lắm lắm).
- Thưa có chứ, tôi là thợ chụp hình. Tôi có giao kèo làm việc với các bạn tôi. Tôi phải kiếm sống chứ. Một ngày tôi chỉ reading có 2 lần và hầu hết người ta không có tiền.
- Anh thực sự chỉ là một người đàn ông bình dị, hay có thể là một người rất khôn ngoan. Tôi chưa thể kết luận được..
- Khi tôi thức, tôi thật sự là một người xuẩn ngốc nhất trong Christian County này, tôi không nhận tôi là người khôn ngoan.
- Nhưng khi anh ngủ thì anh biết mọi điều phải không?
- Thì mọi người nói với tôi như vậy, tôi cũng không biết nữa. Thiên hạ nói với tôi rằng tôi tả triệu chứng bệnh của họ còn rõ ràng hơn họ cảm nhận được. Tôi đề nghị cách trị liệu, họ dùng thuốc theo tôi chỉ dẫn và họ khỏe. Thường thì cô thư ký ghi chép những điều tôi nói trong giấc ngủ và gởi cho bệnh nhân một bản. Bác Sĩ Ketchum thêm các lời chú thích của ông ấy nếu ông ấy thấy cần.
- Anh làm công việc reading này bao lâu rồi?
- Thường xuyên thì chỉ mới một năm nay. Trước đó tôi chỉ reading cho bạn bè, những người chung quanh tôi khi họ hỏi tôi.
- Anh học tới đâu? Anh nói anh không học Y Khoa phải không?
- Tôi chỉ mới học xong năm đầu tiên của bậc trung học thôi. Nhà quê chúng tôi chỉ học đến lớp Chín là cao nhất.
- Chắc anh phải đọc sách nhiều lắm hả?
- Có thời gian tôi làm việc trong tiệm sách. Tôi cũng thích đọc sách lắm nhưng tôi chắc sách tôi thích thuộc loại không có trình độ cao. Nếu ông muốn, ông có thể xem tủ sách của tôi.
Bác sĩ Munsterberg vội vã đi ngay đến tủ sách, song chỉ thấy toàn những sách tiểu thuyết vớ vẩn, không một quyển sách Y Học...
Edgar Cayce đề nghị:
- Có một vài người từng có kinh nghiệm với các reading của tôi, tôi có thể cho ông tên họ nếu ông muốn: Mrs. Dietrich, Mrs. Dabney, Miss Pery, Mrs. Bowles, ...
- Ồ thế thì tốt lắm - ông Bác Sĩ vội ghi ngay tên và điạ chỉ - Tối nay tôi sẽ đi thăm họ và ngủ lại ở khách sạn, sáng mai tôi muốn dự buổi reading của anh.
Và ông Bác sĩ vội vã ra đi, không buồn bắt tay chủ nhà...
Mrs. Cayce thắc mắc:
- Ai vậy Edgar?
- Một Giáo Sư từ Đại Học Havard đến điều tra về anh, ông ấy coi anh như một kẻ bá láp lường gạt. Tất cả họ đều như vậy hết.
Cô con gái kêu lên:
- Ông ta liệng sách của bố đầy ra sàn nhà.
- Ờ chúng ta cũng đoán các chuyện như vậy xảy ra thôi. Họ chẳng biết điều gì tốt hơn, tâm hồn họ nghèo nàn lắm.
Cậu con trai hỏi bố:
- Có một ông xấu (bad man) mới ở đây hả bố?
- Không ai xấu con à, thiên hạ sai lầm vì họ không hiểu Thiên Chúa...

Và bây giờ là câu chuyện giữa Bác Sĩ Munsterberg và bà Dietrich:
Khi con gái tôi, Aimee được hai tuổi, cháu bị cúm, rồi sau đó cứ làm kinh (convulsion), nó lên cơn bất cứ lúc nào, tay chân cứng lại, và cháu mê đi. Trong hai năm trời, chúng tôi đã đi tìm bác sĩ chữa cho cháu, chúng tôi đã đi Evansville, Indiana gặp Bác Sĩ Lithicum và Bác Sĩ Walker. Các ông ấy chữa cháu cả mấy tháng mà chẳng có kết quả gì. Chúng tôi lại tìm đến Bác Sĩ Hoppe ở Cincinnati, ông ấy nói cháu bị bệnh thần kinh không chữa được. Chúng tôi đem cháu về nhà chờ chết. Thế rồi người bạn chúng tôi, ông Wilbus nói với chúng tôi về Edgar Cayce.
Bác sĩ Munsterberg vội ngắt lời:
- Ông Wilbus này có mối liên hệ như thế nào với Edgar Cayce?
- Ồ, ông Wilbus là một người đáng kính của hạt chúng tôi, ông ta thường đi săn trên thửa đất nhà Cayce, ông ấy biết Edgar khi cậu ta còn là một đứa trẻ. Ông Wilbus đã từng được reading và theo lời khuyên đã đi Cincinnati để giải phẫu, từ đó ông ấy khỏe nhiều nên ông khuyến khích tôi nhờ Edgar Cayce reading. Lúc đó là vào năm 1902, mười năm trước, Edgar đang làm việc ở tiệm sách, chứ không thường xuyên reading như bây gìờ. Chồng tôi đi mời Edgar Cayce đến nhà chúng tôi, cậu ấy chỉ nhận vé xe lửa đi đến đây chứ không đòi hỏi một thù lao nào. Cậu ấy đi cùng ông Lane, một người bạn thường hướng dẫn các câu hỏi khi Edgar ngủ, ông Lane đang học về nắn xương (osteopathy). Vợ ông ấy có tiệm bán bột, chị Edgar làm việc ở đó. Ông Lane giúp Edgar ngủ trong giấc ngủ thôi miên.
Bác sĩ Munsterberg ngắt lời:
- Hai người đó có khám em nhỏ không?
- Không. Họ có nhìn thấy con bé nhưng không nói gì. Tôi còn nhớ lúc đó Edgar trông trẻ lắm và tôi đã có ý nghĩ: Làm sao thằng bé này có thể giúp con mình khi mà những bác sĩ bậc nhất nước không chữa được cho con mình?
- Vậy bà cũng rất nghi ngờ không mấy tin cậy?
- Tôi hy vọng vào phép lạ như bất cứ bà mẹ nào cũng hy vọng.
Edgar tháo giầy, nới lỏng cái cà vạt và nằm xuống cái ghế sofa này đây, rồi thì đi vào giấc ngủ. Mr. Lane thì đặt các câu hỏi. Tôi không tin vào tai tôi nữa khi nghe tiếng nói phát ra từ một người đang ngủ. Giọng nói có phần khác lạ và đầy uy quyền.
Edgar nói với chúng tôi rằng một ngày trước khi cháu bị cúm, cháu nó có bị té và bị vết thương nơi xương sống lưng. Từ đó vi trùng gây tổn hại đến hệ thần kinh và muốn chữa, cần dược nắn lại xương sống lưng. Tôi rất ngạc nhiên vì cháu bé bị té chỉ mình tôi biết. Tôi đâu nghĩ nó quan trọng như vậy nên đâu bao giờ nhắc đến. Cháu nó té khi bước xuống xe ngựa, cháu không kêu đau nên tôi cũng không quan tâm. Sau đó Mr. Lane nắn xương cho Aimee.
Qua ngày sau chúng tôi có một reading nữa, lần này Edgar nói Mr. Lane đã không chỉnh xương đúng cách và Mr. Lane được hướng dẫn làm lại, phải đến lần nắn xương thứ tư mới được chấp thuận là đúng cách. Sau đó Mr. Lane đến nắn xương cho cháu mỗi ngày trong 3 tuần như vậy.
Sau tuần thứ nhất Aimee đã có tiến bộ, cháu bắt đầu nhớ tên con búp bê của cháu, cháu bắt đầu gọi cha, mẹ. Sau ba tuần thì trí óc cháu trở lại trí óc của đứa trẻ 5 tuổi bình thường... Ông có muốn gặp cháu không?
- Ồ có chứ.
Bà Dietrich lại tiếp tục:
- Chúng tôi đã nhờ Edgar Cayce, các bạn của tôi cũng vậy. Tôi chẳng hiểu gì về khả năng kỳ lạ của ông ấy. Nhưng chắc chắn ông ấy không phải là một lang băm. Ai cũng biết ông ấy không bao giờ lợi dụng ai cả. Ngược lại thiên hạ luôn luôn lợi dụng lòng tốt và lòng quãng đại của ông ấy.
- Đúng vậy. Bác sĩ Munsterberg đã đáp lại như cái máy.
Ông ngẩn ngơ ngồi đó, nhìn cái sofa mười năm trước người thanh niên ông gặp hồi trưa đã nằm ngủ ở đó mà chữa bệnh.

Còn Bác sĩ William McGarey, ông tốt nghiệp bằng Bác Sĩ Y Khoa từ Đại Học Cincinnati College of Medicine. Ông có cơ duyên quen biết Hugh Lyn Cayce, con trai Edgar Cayce, ông bắt đầu đọc các reading của Edgar Cayce vào năm 1955, và áp dụng trong việc định bệnh cũng như điều trị cho bệnh nhân. Năm 1964, ông là Director of Medical Research of The Edgar Cayce Foundation. Năm 1970, ông mở ARE Clinic (Association of Research and Enlightenment) ở Phoenix, Arizona. Ngày nay Clinic vẫn hoạt động với lối trị liệu phối hợp Body-Mind Spirit – Các sinh viên Y Khoa từ năm Thứ Tư trở đi có thể xin ghi tên theo học tại Cinic. Các bác sĩ làm việc tại ARE Clinic được Tiểu Bang Arizona công nhận. Bác Sĩ McGarey có viết một số sách nhưHealing MiracleThe Edgar Cayce RemediesThe Oil that Heals: Therapeutic Uses of Castor Oil, v.v... 
Chúng ta thường nói đến lý thuyết quân bình âm dương theo y học của người Trung Hoa.
Edgar Cayce thì nói đến lý thuyết Acid-Alkaline.
Sự quân bình Acid-Alkaline được diễn tả là pH của máu. Yếu tố pH cho biết các mô hoặc các dịch của cơ thể nhiều alkaline hay nhiều acid.
Chúng ta thường hỏi thực phẩm nào tạo acid, thực phẩm nào tạo alkaline?
Một cách đơn giản thì Acid: các chất tinh bột, đường, mỡ, thịt, stress. Alkaline: rau, trái cây, excercise, meditation.
- Citrus fruit có nhiều acid citric nhưng lại tạo phản ứng alkaline trong cơ thể. 
- Sữa có thể acid, có thể alkaline tùy theo thành phần mỡ trong sữa.
- Các thực phẩm thường được pha trộn nên rất phức tạp.
Theo Cayce thì thực phẩm tạo acid, chúng ta nên tiêu thụ chừng 20%, thực phẩm tạo alkaline phải 80% (about 20% acid to 80% alkaline producing).
Những người làm việc lao động bằng tay chân có thể tiêu thụ thực phẩm nhiều acid hơn các người làm việc văn phòng vì hoạt động có thể đốt cháy acid. Các người làm việc văn phòng chẳng nên ăn nhiều chất ngọt hoặc nhiều chất tinh bột.
Cayce nhắc đến rất nhiều lần trong các reading của ông: nếu một thực phẩm nhiều alkaline, cơ thể khó mà bị nhiễm lạnh, nhiễm bệnh.
Khi được hỏi về chuyện chích ngừa chống bệnh truyền nhiễm, Cayce trả lời: nếu alkaline được duy trì trong cơ thể, đặc biệt ta ăn nhiều rau lettuce, carrots, celery, thì cơ thể chúng ta trong tình trạng như đã được chích ngừa.
Nhưng cũng không phải là hoàn toàn không ăn đồ ăn tạo acid. Overalkalinity cũng có hại.
Tại sao thực phẩm alkaline lại tốt hơn thực phẩm acid? Khoa học chưa thực sự có câu trả lời.
Nếu nói rằng các tế bào, các cơ quan hoạt động giúp cơ thể khỏe mạnh thì cũng cần để ý đến môi trường chung quanh các tế bào, các cơ quan (organs) như pH của máu, của mạch lymp - máu, mạch lymp là thành phần chính của môi trường chung quanh tế bào.
Tai sao Alkaline diet được cho là giúp hệ miễn nhiễm (immune system) hoạt động?
Hệ miễn nhiễm gồm có thymus gland, các lymphatic structures như tonsils, adenoids, lymph nodes, gan, lá lách, tủy xương và các mạch máu bạch huyết (lymphatic vessels).
Mạch lymp không chỉ giúp cơ thể chống vi trùng, còn giúp mang thải các cặn bã từ tế bào tới các mạch máu để rồi được bài thải qua gan, ruột, thận, phổi và da.
Mạch bạch huyết giống như dòng sông, nó chỉ chảy theo một hướng (one direction).
Lúc đầu là các lymphatic capillaries đổ vào vessels nhỏ rồi cuối cùng đổ vào vessels lớn.
Hệ bạch huyết giữ nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Nó đem các kích thích tố, các hóa chất tín hiệu từ tế bào này đến tế bào khác, nó cũng giúp bài thải các cặn bã. Máu có pH là 7.34, mạch bạch huyết có pH là 7.41. Nếu thực phẩm nhiều acid, các acid này vào máu, máu phải thải bớt acid đi để duy trì pH cố định ở mức 7.34. Như thế acid sẽ được thải qua mạch bạch huyết, rồi vào tế bào.
Lâu ngày tế bào trở thành overacid. Mạch lymp vì bị làm việc quá độ, tế bào lymphocytes bị tổn thương, sức kháng cự của cơ thể tất bị yếu đi. Vì tế bào overacid sẽ không hoạt động bình thường, và tăng sinh lộn xộn thành tế bào ung thư.
Chúng ta có thể làm gì giúp giảm tình trạng overacid không? Tất nhiên là có, đó là hoạt động thể dục thể thao (excercise).
Excercise có thể đốt cháy những cặn bã, giúp pH trở về trạng thái alkaline.
Giấc ngủ, nụ cười, trạng thái thoải mái cũng đều giúp điều hòa Acid-Alkaline của cơ thể.
Ngày nay giới trẻ ăn quá nhiều kẹo bánh, kem, sữa, thịt, lại còn uống nước ngọt. Cơ thể thật sự bị quá nhiều acid, nó sẽ phải trả giá (pay price) thôi.
Bác Sĩ McGarey có kể một câu chuyện: một đứa bé 10 tháng tuổi được đem đến Clinic của ông. Đứa bé này từ ngày sinh ra tới nay đã ra vào bệnh viện không biết bao lần vì nhiễm trùng hô hấp tái đi tái lại. Trụ sinh đã dùng nhiều rồi nhưng không giúp bệnh lại còn gây thrush ở miệng khiến lưỡi đóng trắng. Bé rất quấy và đêm không chịu ngủ khiến mẹ nó rất là tuyệt vọng. 
Bác sĩ ở ARE Clinic ra lệnh cho bà mẹ cho bé các thực phẩm alkaline, hạn chế đồ ngọt, kể cả sữa. Vài bữa sau, bé đã chịu ngủ yên, và sau vài tuần bé hoàn toàn khoẻ mạnh không còn ho, không còn khò khè, không còn phải đến bệnh viện nữa.
Vậy thì chỉ cần cho cơ thể thực phẩm tạo quân bình Acid-Alkaline, hệ miễn nhiễm sẽ hoạt động và giúp cơ thể lành mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
Healing Miracles – An Edgar Cayce Guide – Dr William McGarey 
There is a River - the Story of Edgar Cayce – Thomas Sugrue
published by ARE Press – Sixty-Eight & Atlantic Avenue. PO box 656 – Virginia Beach – VA

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

THƠ VÀ BIỂN SÓNG



















THƠ VÀ BIỂN SÓNG

Lời thơ gió thoảng mây bay
Cho hồn vương vấn ngất ngây giấc tình
Ngân Hà lấp lánh lung linh
Ngàn sao huyền ảo diễm tình xa khơi

Thơ bay bổng - Thơ chơi vơi
Vườn thơ hoa bướm rong chơi đợi chờ
Biển xanh sóng vỗ xô bờ
Sóng tan bọt trắng ngẩn ngơ cát vàng

Thơ như biển sóng mênh mang
Như hoa như mộng thênh thang đất trời
Thơ hờ hững - Thơ nửa vời
Thả bay theo gió một đời nợ vay...

Ý thơ khờ dại đắm say
Tình như sợi tóc buông dài bơ vơ
Xôn xao sóng ngả nghiêng bờ
Thơ và biển sóng cõi mơ ngọt ngào...

Phạm Thị Minh-Hưng.


Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

ÁO MỘNG NGÀY XUÂN




































ÁO MỘNG NGÀY XUÂN  
 
Tết sắp về rồi sắm áo hoa
Màu xanh đỏ tím đính kim sa
Hay vàng óng ả tô nhan sắc
Lụa mỏng hoa cà dáng thướt tha...

Tím nhạt Sầu đông hoa cánh nhỏ
Hoàng lan rực rỡ buổi chiều xưa
Hay màu phượng đỏ sân trường cũ
Tím cánh hoa sim mộng hững hờ?

Hãy chọn anh ơi, lụa áo xanh
Xanh màu lộc biếc lá tươi cành
Ngàn hoa nở rộ bừng hương sắc,
Nhuộm thắm hồn thơ...Giấc mộng lành

Diện áo vàng mơ hoa Tiểu Cúc
Hay hồng lụa nõn cánh Đào phai
Làm duyên thục nữ mừng Xuân mới
Yểu điệu hường nhan, mộng ngất ngây... 

Phạm Thị Minh-Hưng

 

CÓ KỊP GIẤC XUÂN




























Có Kịp Giấc Xuân

Âm thầm lặng lẽ ngóng trông ai
Trời đêm lạnh lẽo gió hiên ngoài 
Chờ đợi ai lòng hoài ước mộng
Nến đỏ rượu hồng với nhớ nhung!

Mùa đông giá rét sắt se lòng
Sao trời ẩn khuất thiếu trăng trong
Khung cửa hững hờ đầy sương phủ
Hồng hoa trước gió cánh rưng rưng...

Có nhớ gì không lời hẹn xưa
Mùa thương ngày cũ đã xa mờ
Xuân hạ thu đông buồn tuyết đổ
Muộn màng - Tình đã chẳng như mơ!

Mùa xuân đang đến thoáng bâng khuâng
Gió khuya xào xạc ngỡ bước chân
Người yêu xa vắng hoài trông ngóng
Tình hỡi có về kịp giấc Xuân?

Phạm Thị Minh-Hưng