Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

TIỄN ĐƯA_PTMH - CHUYỆN ĐÀN ÔNG - XẢ STRESS

DỌN NHÀ.
Chuyện Đàn Ông_Ngọc Diệp KHSG
- Ngân Uyển 
- Phận Đàn Ông_Thơ
 Xả Stress
12:17 27 thg 9 2012 
Công khai58 Lượt xem




Doc cau truyện ni thay vui vui, nin D da dien doc, gui cac ban nghe cho vui nhe.
Ngân Uyển



Em viết về chuyện đàn ông vì họ có nhiều chuyện đáng nói. Nhưng em biết chưa bao giờ em được viết dễ dàng và thoải mái như hôm nay vì viết mà không cần phải lách, phải tránh né gì cả. Bọn đàn ông hết chín phần mười đọc tựa đề này xong sẽ lật qua trang khác ngay. Muốn họ đọc thì phải viết về chuyện đàn bà, chuyện cấm đàn bà, vả lại họ có đọc đi nữa cũng có sao đâu? Ở các xứ Âu Mỹ này làm gì có tổ chức, có cơ quan nào bảo vệ họ đâu mà sợ.

Trước tiên em xin thanh minh cùng các chị rằng em không có thù oán cá nhân gì với bọn họ. Em cũng có gia đình, nghĩa là cũng có một tên nô lệ da vàng hầu hạ như ai, chớ không phải thuộc loại gái già khú đế, vất ra đường, 5, 7 ngày không ai nhặt.


Thôi để em kể lại chuyện đời em cho các chị nghe.


Thuở còn con gái, em nổi danh là người đẹp, lại còn được tiếng nết na đức hạnh. Ba mẹ em thuộc dòng dõi Nho gia nên dạy dỗ em rất kỹ, nào là tam tòng tứ đức, nào là nhân lễ nghĩa trí tín, nào là xuất giá tòng phu, lấy chồng phải gánh vác giang sơn nhà chồng. Cho nên em rất đắt mối, chưa học xong trung học mà đã đám này đám nọ, ông bà này đến coi mặt cho con, cậu mợ kia đến thăm dò cho cháu. Nói ra cứ tưởng em được tha hồ chọn lựa, kỳ thực quyết định chính là mẹ em, mà lựa theo tiêu chuẩn nào thì hiện em cũng chưa rõ nữa.

Thế rồi đến ngày đám cưới, mẹ em kêu em vào dặn dò. Nếu muốn không bị chồng bắt nạt thì khi vào phòng tân hôn, phải chạy lại ngồi ngay trên đầu giường chỗ gối chồng em nằm. Trời đất ơi! Không biết các cụ nhà ta bị đàn ông bắt nạt thế nào mà thần hồn nát thần tính, rồi đâm ra dị đoan mê tín lẩn thẩn thế. Từ ngày về làm dâu nhà họ Nguyễn, em được tiếng là vợ đảm, dâu hiền, các cụ cứ khen rối rít cả lên, đi đâu cũng đem ra khoe, làm em cũng được hãnh diện, hai lỗ mũi cứ phồng lên, rồi em cật lực đem thân ra làm dâu làm vợ.

Các chị xem, đây là thời khóa biểu mỗi ngày như mọi ngày của em: 6 giờ sáng đã rón rén thức dậy pha trà hầu bố chồng, rửa mặt rửa mũi qua loa; rồi 7 giờ sáng vào đánh thức chồng dậy, dọn điểm tâm cho chàng trước khi đi làm, xong rồi quét dọn nhà cửa; đến 9 giờ sáng xách giỏ theo mẹ chồng đi chợ, bà vừa mua vừa trả giá vừa giảng giải cho em biết lựa con cá nào ngon, con gà nào tơ, bó rau nào tươi, phải biết đối đáp thế nào với những cô hàng chua ngoa đanh đá; 11 giờ về đến nhà, nấu cơm nấu canh cho cả nhà xơi; thường thì mọi người ăn được nửa bữa em mới có thì giờ ngồi vào bàn ăn, ăn xong lại dọn dẹp; trưa đến giặt giũ, là ủi áo quần, chiều vừa tắt bóng lại nổi lửa nấu cơm, đến 8,9 giờ tối mới tạm xong công việc; tắm rửa xong, vào phòng mệt muốn chết, cặp mắt muốn ríu lại, nhưng việc đã hết đâu, chàng bảo hôm nay làm việc mệt quá, mình đấm bóp cho anh một chút nhé, rồi còn chuyện kia nữa chứ!
Xong rồi chàng quay lưng ra ngủ khò.

Cuộc đời em cứ từ từ trôi qua như thế, mà em tưởng tất cả những đàn bà trên thế giới cũng có một cuộc sống như em, như lời mẹ chồng thường nhắc nhở. Rồi cứ một năm em sòn sòn đẻ mắn như gà, rồi việc ơi là việc, hết chồng lại con, hết bếp lại núc, hết nhà lại cửa; thế mà lạ thật, em chả oán trách than van gì cả. Thỉnh thoảng về nhà cha mẹ, em thấy trong ánh mắt của mẹ em một thoáng ái ngại, còn các em em thì phản đối ra mặt. Chúng nó nói xa nói gần, có khi nói thẳng, nhưng em cứ cho là quá tân thời, tiêm nhiễm theo đời sống thác loạn Âu Mỹ, nên thường không thèm chấp, có khi em thường đem dạy những bài học luân lý, đạo đức cho bọn chúng nghe nữa, chúng nó cười lắc đầu ngán ngẩm, coi trường hợp em như đã hết thuốc chữa.

Thế rồi miền Nam thất thủ, em và gia đình chồng may mắn được lên tàu đào thoát. Qua đến Montréal, em vẫn giữ vai trò nội trợ như trước, nhưng lần hồi rồi chồng em cũng phải để cho em đi làm; thực sự, một mình chàng kham không nổi gánh nặng tài chánh của cả gia đình.
Thú thực với các chị, lần đầu tiên phải đi làm em sợ quá, nhưng rồi cũng quen đi. Mà hình như đàn ông bên này họ lịch sự, chiều chuộng đàn bà quá chừng. Lần hồi rồi em cũng biết ở các nước Âu Mỹ đã có cuộc giải phóng phụ nữ từ lâu, rồi em cũng nghe đến tai câu: nhất đàn bà, nhì chó mèo, thứ ba mới đến đàn ông gì đó.


Em ngẫm nghĩ đến cả mấy tuần, rồi em mới rõ. Thì ra mười mấy năm trời nay người ta đã lừa phỉnh em, người ta bịt mắt em, người ta dụ dỗ em dựa theo những cuốn sách từ thời thượng cổ bên Tàu để bắt làm tôi mọi không công.
Trời ơi, tức ơi là tức! Mười mấy năm của tuổi xuân thì, mười mấy năm đẹp nhất của một đời người con gái bị người ta lợi dụng mà không hưởng được chút gì, các chị nghĩ coi có đáng thù giận không?

Thế rồi em sắp đặt kế trả thù, không phải để riêng cho em đâu, mà cho tòan thể phụ nữ trên thế giới nữa đó. Em bắt đầu đọc sách, tham khảo, suy gẫm, gia nhập những hội đoàn phụ nữ để mở mắt ra. Thì ra đến giờ em chưa hiểu chưa biết gì hết về cái giống đàn ông kia cả.

Từ nay em xin gọi giống đàn ông là “bọn họ” cho tiện việc. Kể ra em đã lịch sự quá rồi. Hóa ra từ xưa đến giờ, từ Tây qua Đông, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào bọn họ cũng ăn hiếp chúng mình đủ kiểu.

Các chị coi, ở bên Tàu, bọn họ đặt ra biết bao luật lệ, bao nhiêu ràng buộc để hành hạ các cụ bà, để phục vụ họ. Nghĩ cũng quá tội cho các cụ bên Tàu, ai đời chân người ta đang đi đứng ngon lành, họ bắt bó béng nó lại. Hồi đầu em cũng tưởng bọn họ muốn cho chân các cụ bà đẹp, từng bước nở hoa sen, thôi thì cũng được đi, bây giờ em mới biết họ bó chân các cụ với mục đích khác, họ nghĩ bó chân cho nhỏ, ít đi ít đứng thì chổ khác nở ra to để phục vụ bọn họ, nghĩ có giận không?

Còn bên Tây, thời Trung cổ, bọn họ đặt ra cái khóa trinh tiết bằng sắt nặng trình trịch, đi chinh chiến thì đem chìa khóa đi theo. Có mấy đứa mấy năm sau trở về, thấy vợ mình già nua xấu xí, thế là nó giả vờ bảo chìa khóa lạc mất đâu rồi, thế có chết con người ta không?

Còn ở bên Trung Phi bây giờ, ở cái xứ U-đít gì đó, vẫn còn cái trò cấm đoán đủ thứ. Ra đường thì phải còn che mặt, mặc quần áo năm bảy lớp dù trời nắng chang chang. Lại còn phải sống trong cái harem nữa chứ, cứ như đàn bò cái, bầy gà mái.

Hồi xưa ở xứ Chiêm Thành còn có luật lệ, mỗi khi chồng chết, họ đem thiêu luôn các bà vợ. Các chị còn nhớ Huyền Trân Công Chúa không? Cũng may có ông Ngân Uyển đi vào được chiều thứ tư, ngược dòng thời gian, đến cứu kịp thời nếu không đã chết thiêu mất tiêu rồi còn gì.

Hiện chừ bên Phi Châu còn tục lệ cắt clitoris, ai đời con gái người ta mới 6, 7 tuổi bị đè ra cắt béng đi, cho hết khoái cảm về sau, các chị nghĩ có dã man hung ác không?

Còn các cụ bà nhà ta, thôi em chả cần phải viết đi viết lại làm gì những điều các chị đã biết bao nhiêu lần rồi. Nhưng càng nghĩ lại càng tức lộn ruột. Hồi còn là con gái, các cụ phải lo lắng cho gia đình, hết bếp núc đến đồng áng, trong lúc bọn trai thì cho đi học đi chơi tùy ý, cái gì mà “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Đến tuổi lấy chồng, các bà mối bà mai đến nắn tay nắn chân, sờ tai vạch tóc, coi có khỏe mạnh, có mắn đẻ không để đem về làm dâu, thực ra là để làm việc nhà chồng! Nói phải tội, chắc chả có cụ nào được thỏa mãn sinh lý một lần trong đời. Các cụ chỉ dám than thở qua ca dao, qua câu hò câu hát, bạo hơn, như cụ Hồ Xuân Hương làm thơ châm biếm, thế là bọn họ ghép cho bao nhiêu là tội. Về làm vợ, các cụ phải gánh vác giang sơn nhà chồng, làm việc bất kể ngày đêm, rồi lại đẻ đái sòn sòn, làm sao mà không sồ sề, không già trước tuổi ra được. Thế là bọn họ lấy cớ để lấy V2, V3. Mà còn chưa đủ, họ lại bày đặt ra chốn kỷ viện, thanh lâu, đem chị em ta ra làm trò chơi giải trí.
Hiện nay ở xứ Bắc Mỹ này, mặc dù ở thế hạ phong, bọn họ vẫn còn ngấm ngầm chống đối chúng ta. Các chị cứ để ý lại xem, trong các lễ lượt của chúng ta, mặc dù họ ngồi yên ra vẻ nghiêm chỉnh, nhưng em thấy trong ánh mắt họ có cái gì diễu cợt, khinh thường.

Còn chuyện khổ nhất của đàn bà con gái chúng ta là chuyện kinh kỳ, một tháng bốn năm ngày đau khổ biết chừng nào. Thế mà bọn họ cũng nỡ đem ra làm đề tài diễu cợt, nào là mang cờ Nhật, nào là Chu Du thổ huyết, thật dơ dáy quá sức.
Đến lúc sinh nở, họ dông tuốt đi luôn để ta vượt cạn một mình. Qua xứ này, theo phong tục, họ phải vào phòng sanh để giúp đỡ vợ, thế là chín đứa trên mười xỉu tại chỗ.

Chao ơi, càng nghĩ em càng nộ khí xung thiên! Em đã quyết rồi, em nhất định phải làm một cái gì đặc biệt mới hả mối giận này, mà bây giờ em cũng khôn ngoan thận trọng ra rồi, muốn trị họ cho đến nơi đến chốn, thì phải biết mình biết người, nghĩa là phải biết rõ các khuyết điểm của họ.

Trước tiên về thân thể vóc dáng, bọn họ thường tự hào là phái khỏe, còn chúng ta chỉ là một cái xương sườn của họ. Quả thực bọn họ cao lớn khỏe mạnh hơn ta chút ít, có điều càng to càng khỏe thì chức vụ cao nhất cũng chỉ làm đến cận vệ cho tổng thống là cùng. Ta tuy bé mà bé hạt tiêu, bé nhưng dẻo dai, còn hơn lớn mà bở rẹt.

Còn về sắc đẹp, chị em chúng ta có vòng 1, vòng 2, vòng 3 cong cong mềm mại, còn bọn họ thì thẳng đuồn đuột, lòng tha lòng thòng, thật đểnh đoảng vô vị như cặp vú đàn ông. Còn mặt mày, đứa thì hói đầu, đứa thì râu tóc lởm chởm, mũi miệng thô tháp, đôi mắt khi thì liếc ngang liếc dọc, khi giận thì đỏ kè hung hãn.

Còn về tính tình, bọ họ thường tự cao tự đại, ba hoa khoác lác, ít chịu thua ai, cho nên nếu có bị hiếp đáp cũng giả bộ ra vẻ ta đây là người lớn không thèm chấp, đó là một khuyết điểm lớn mà ta phải biết lợi dụng để khai thác.
Ngoài ra họ còn ham danh ham lợi, thích làm tiền, ta phải xúi dục khích bác để bọn họ đem nhiều tiền về cho ta tiêu, lại còn thích ngọt, thích được nịnh nọt, ta phải biết, để dễ nắm mũi kéo đi.

Hiện nay trên thế giới biết bao nhiêu phong trào nổi lên giành lại sự công bằng cho phụ nữ, thế mà vẫn có một số chị em sợ sệt vớ vẩn. Các chị sợ rằng bọn đàn ông bị hiếp đáp quá sẽ chủ bại, nhu nhược lờ khờ, đâm ra biếng nhác ù lì, rồi không chịu làm việc để phục vụ chúng ta. Các chị này bị hiếp đáp quá nhiều và quá lâu nên đâm ra lẩn thẩn, phải cần có thời gian để giải độc. Em nghĩ thật ra các phong trào phụ nữ chưa nhằm nhò gì đâu các chị ạ.


Sau mấy năm nghiền ngẫm, em đã tìm ra chân lý, tìm ra nguyên nhân chính của sự đau khổ của chúng ta, và đã tìm ra phương pháp chữa trị tận gốc. Em không nói ngoa đâu, các chị đọc tiếp sẽ rõ.

Sự đau khổ chính của chúng ta là mang thai, sinh sản, và vấn đề kinh nguyệt, có phải không các chị? Nghĩ đi nghĩ lại, giải quyết dễ ợt hà! Thời buổi này là thời buổi văn minh, cắt chỗ này ghép chỗ kia, các bác sĩ làm như trở bàn tay. Thế rồi em nghĩ sao không cắt tử cung rồi ghép vào bọn đàn ông để chuyện bầu bì từ nay giao khoán cho họ. Còn chuyện thụ thai được hay không là chuyện khác, đó là chuyện của họ, họ phải tự xoay sở lấy, việc gì đến ta? Từ thuở tạo thiên lập địa, giống cái chúng mình đã đảm trách công việc truyền giống rồi, đến nay là phiên họ, em nghĩ cũng không sớm lắm đâu. Suy nghĩ chín chắn xong em đi tham khảo ý kiến của các giới phụ nữ khắp năm châu, ai ai cũng cho là ý kiến độc đáo mới lạ từ cổ chí kim chưa ai nghĩ đến. Sau đó em xin đến gặp bà chủ tịch Hội Nữ y sĩ thế giới.

Bà gật gù đồng ý ngay trên nguyên tắc, nhưng bảo phải thử ghép các giống khỉ vượn trước, để xem kết quả ra sao? Em vội trả lời:
- Ối dào, việc gì phải thử vào khỉ cho dây dưa với hội bảo vệ súc vật? Ta cứ vào các trường Đại học, tuyển một số tình nguyện thí nghiệm, cứ hứa với họ là sau khi thành công sẽ cho làm đàn bà luôn, em nghĩ có khối đứa tình nguyện xin được ghép.

Quả nhiên khi vào các trường Đại Học tuyển người, số thí sinh xung phong tình nguyện đông không kể xiết, có nơi còn đi đến xô xát để giành chỗ.

Rồi kết quả các cuộc cắt ghép thành công ngoài dự định của các nữ bác sĩ giải phẫu. Chỉ có vài sự trục trặc nhỏ như bọn đàn ông phút chốc lại trở thành đàn bà, mừng rỡ quá như hóa điên hóa cuồng, đi đâu cũng khoe khoang ầm ĩ cả lên, làm nhà em tràn ngập đơn xin, còn ông bưu điện vất vả ngày đêm để nhận, chuyển các thư từ, giây thép từ khắp năm châu gửi về xin cắt ghép.

Rồi em lại lên gặp bà chủ tịch Hội Nữ y sĩ thế giới, bà phục em quá, xin em làm cố vấn cho hội, rồi còn đề nghị trao giải Nobel năm tới cho em vì có công trong cuộc giải phóng phụ nữ. Em nhún nhường:
- Việc đó nhằm nhò gì, phụ nữ Việt Nam chúng tôi còn có những kế hoạch kinh thiên động địa nữa, có thể đảo lộn cả thế giới như chơi.

Sau đó em đến gặp bà chủ tịch Hội Nữ luật sư thế giới để bàn định soạn thảo một luật gia đình cho toàn cầu. Điều khoản chính là trước khi thành hôn, người chồng phải được ghép tử cung của vợ. Từ nay về sau chuyện sanh sản phải do phái nam đảm trách, đàn bà chúng ta sẽ rảnh tay để làm những chuyện khác, chuyện gì thì hiện giờ em chưa nghĩ đến.
Công chuyện ghép tử cung đại khái kể cũng tạm xong.


Chiều nay về đến nhà đã hơn 7 giờ tối, tên nô lệ da vàng đã cơm nước sẵn sàng, ân cần đưa khăn cho em lau mặt, rồi kéo ghế mời em ngồi xơi cơm, trông hắn độ này nhũn nhặn ra hẳn. Ăn xong, hắn mời em đi xem xiné, phim “Một Thế Giới Không Đàn Bà”. Phim thật hay, chuyện giả tưởng ấy mà, một thế giới mà đột nhiên đàn bà biến mất cả, bọn đàn ông sống với nhau mất thăng bằng, nổi điên nổi khùng chém giết lẫn nhau, cuối cùng cả thế giới bị tận diệt.

Ra về, tên nô lệ da vàng của em nhẹ nhàng thú nhận:
- Phim đó diễn tả rất đúng, một thế giới không có đàn bà là một thế giới chết, đàn ông chúng anh rất cần phái nữ, có đàn bà cuộc đời mới có ý nghĩa, đúng theo luật âm dương của tạo hóa.

Sau khi đắp chăn cho em, hắn hôn lên trán em, chúc em ngủ ngon rồi tiếp:
- Chúc em tối nay có một giấc mơ “Một Thế Giới Không Đàn Ông”.

Nói xong hắn cười, em ngờ ngờ thấy trong nụ cười của hắn có một cái gì khó hiểu, một cái gì ranh mãnh tinh ma.

Thế rồi em nằm mộng thấy “Một Thế Giới Không Đàn Ông “ thiệt các chị ạ. Chao ơi, kinh khủng quá, một thế giới chỉ toàn đàn bà là đàn bà, càng nghĩ lại càng rùng mình, mồ hôi tay mồ hôi chân cứ rịn ra, em không dám kể lại đâu, em sợ quá rồi. Thôi cái kế hoạch cắt ghép tử cung phải đem vất vào sọt rác cho rồi, còn cái giải Nobel nữa, em chả thèm vào đâu. Mà nghĩ cho kỹ, mình còn đòi gì nữa, đàn ông người ta quá tốt, người ta làm việc như trâu bò để lo lắng cho gia đình, đùm bọc che chở cho mình, thế mà thấy người ta ít nói mình cứ kiếm cách ăn hiếp người ta, bày đặt ra chuyện này chuyện nọ để tìm cách hạ người ta, nghĩ lại em thấy thẹn thùng quá. Thôi, em sẽ ra tòa Đô Chánh ngay để xin lập hội bảo vệ đàn ông, kẻo không họ tuyệt chủng mất thôi.

Chúc các chị tối nay ngủ ngon và đừng nằm mơ thấy “Một Thế Giới Không Đàn Ông”.

Ngân Uyển và Ngọc Diệp.

*****

THÂN PHN ĐÀN ÔNG
  qua thơ TTKH

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Tới tháng lãnh lương mới hết hồn
Bạn rủ đi chơi, nào có dám
Tôi chờ người tới để … giao lương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Xấp tiền lương mỏng, hỏi lung tung :
Rằng lương sao có bao nhiêu đấy?
Chắc “giếm” bớt rồi, phải thế không?

Người ấy thường hay móc bóp tôi
Khảo tiền mỗi lúc bóp tôi vơi
Bảo rằng tôi móc còn hơn để…
“Ghệ” móc tiền ông, mới khổ đời.

Thuở ấy nào tôi đã biết gì:
Trẻ người, non dạ quá ngu si
Bao nhiêu tiền bạc, tôi “dâng” hết…
Chẳng giữ cho mình được … tí ti

Đâu biết tiền đưa bả tháng này
Là tiền dành dụm bấy lâu nay
Bao nhiêu tiền mặt, “người” chôm hết
Biết lấy gì vui với bạn đây?

Từ đấy thu, rồi thu, lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
“Người kia” đã biết tôi vơi túi
“Người ấy” cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi … bên cạnh một người
Dữ như sư tử của lòng tôi
Và từng thu chết, từng thu chết
Vẫn sợ “vợ” hơn cả … sợ trời

Buồn quá, hôm nay xem lại túi
Chỉ còn tiền lẻ để … ăn xôi
Bao nhiêu tiền chẵn, người gom hết
Chỉ tặng cho tôi … một nụ cười

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi.
Đưa tiền người giữ khỏi lôi thôi
Đến nay, tôi hiểu thì tôi đã…
Làm lỡ đời trai, muộn mất rồi !

Xả Stress.

Tại sao cần xả stress?

Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.

Stress là một phản ứng bảo vệ, khi cơ thể bị một mối đe dọa, mối nguy hiểm xảy đến cho nó. Người ta gọi nó là phản ứng (hay đáp ứng) “chiến đấu hoặc bỏ chạy” (fight or flight response), nghĩa là trong tình huống đó, chỉ có hai cách để chọn lựa: chiến đấu để sinh tồn hoặc bỏ chạy để… sinh tồn!
Lúc đó, cơ thể phải huy động toàn lực để đối phó. Não thùy sẽ ra lệnh tiết các kích thích tố cần thiết, nào adrénaline, nào norepinephrine, cortisol…ồ ạt đổ vào máu. Tim đập nhanh để bơm máu về các cơ bắp lớn, phổi hổn hển tăng tốc bơm oxy, đường huyết vọt lên cao nhằm tăng cường khẩn cấp năng lượng, đồng tử mắt nở to để nhìn cho rõ, tai vểnh lên, mũi phồng ra… Tóm lại, mọi thứ đều phải trong tư thế sẵn sàng. Trong lúc các mạch máu lớn chuyển máu đến các bắp cơ thì mạch máu nhỏ ngoại biên co thắt lại, để nếu có bị thương thì máu cũng không bị mất nhiều… Vì thế mà người bị stress thường mặt mày tái ngắt, xanh lè, tay chân đơ cứng!

Stress cấp tính có những phản ứng mạnh hơn ta tưởng. Một người đang đứng trước chuồng cọp, thấy cọp sổng chuồng thì… phân, nước tiểu tóe ra mà không hay, tay chân bủn rủn, ngất xỉu. Nguy cơ qua đi, hiểm họa chấm dứt thì mọi thứ lại trở về trật tự cũ. Tim đập chậm lại, hơi thở điều hòa, bắp cơ buông xả. Nếu sự đe dọa không mãnh liệt nhưng cứ dồn dập, hết lớp này tới lớp khác, đến một lúc vượt quá mức chịu đựng gọi là “mất bù” thì sẽ tạo ra những hiệu ứng âm thầm gây tác hại không lường được lên thể chất và tâm thần của ta.

Thời đại ngày nay, con người ít có dịp chiến đấu một mất một còn trước thú dữ hay trước “hòn tên mũi đạn” như xưa. Nhưng con người ngày nay lại phải thường xuyên đối đầu với những “hòn tên mũi đạn” còn nguy hiểm hơn, kiểu “bề ngoài thơn thớt nói cười / bề trong nham hiểm giết người không dao”. Stress vượt qua ngưỡng lúc nào không hay và dẫn tới vô số bệnh tật mà bác sĩ cũng phải bó tay, đành gắn cho những cái tên mơ hồ như “rối loạn chức năng”, “mệt mỏi kinh niên”, “rối loạn thần kinh thực vật”… Đại học Y khoa Harvard ước tính có từ 60%- 90% bệnh nhân (ở Mỹ) tìm đến bác sĩ là do stress. Stress liên quan đến rất nhiều bệnh lý như heart attacks, tăng huyết áp, tiểu đường, suyễn, đau nhức kinh niên, mất ngủ, dị ứng, nhức đầu, đau thắt lưng, một số bệnh ngoài da, ung thư, tai nạn thương tích, tự tử, trầm cảm, giảm miễn dịch v.v… Tóm lại là rất phức tạp. Bác sĩ nếu không quan tâm đúng mức – đau đâu chữa đó – thì chỉ chữa đựơc triệu chứng bên ngoài còn cái gốc sâu thẳm bên trong là stress vẫn không đựơc giải tỏa, bệnh vẫn cứ luẩn quẩn loanh quanh , chuyển từ “bệnh” này qua “bệnh” khác, và do đó, chất lựơng cuộc sống bị giảm sút rõ rệt! Nhiều khi ta tưởng cholesterol xấu tăng cao trong máu là do thức ăn, nhưng không phải, do stress nhiều hơn! Tiểu đường tưởng do ăn nhiều chất ngọt, thực ra do stress nhiều hơn. Ta thấy đời sống càng căng thẳng, bệnh tiểu đường càng phát triển mạnh!. Ở nước ta mới mấy năm trước, tiểu đường chỉ lai rai, bây giờ thì… “năm sau cao hơn năm trước”, lan tràn cả ở thành thị lẫn nông thôn! Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, người làm việc ở những khu vực dễ bị sa thải thì chết vi tim mạch, tai biến mạch máu não cao gấp đôi các khu vực khác…!

Stress thay đổi từ người này sang người khác. Cùng một sự việc, với người này thì nổi điên lên còn với người kia chỉ là một trò cười, với người này là cả một sự sụp đổ, với người kia là một bài học… Cùng là con ông bà “viên ngoại họ Vương”, cùng “sắm sửa bô hành chơi xuân”, mà Thúy Kiều thì khóc sướt mướt, thở than, nằm mộng, làm mười khúc đoan trường đầy nước mắt trong khi Thúy Vân ngạc nhiên sao chị mình “kỳ cục” vậy! Hẳn là bên trong Thúy Kiều có cái gì đó khác với Thúy Vân, bởi bên ngoài thì cả hai đều “mười phân vẹn mười” cả!

Người dễ bị stress là người thường có tính quá lo lắng, cầu toàn, hay tự chỉ trích, thiếu quyết đoán, hay do dự… Nếu bị thêm sức ép từ bên ngoài thì dễ suy sụp, dễ bị vượt ngưỡng! Nhiều học sinh học giỏi mà thi rớt cho là “học tài thi phận” một phần chính là do stress! Gia đình kỳ vọng nhiều quá, tạo một áp lực vô hình, khiến em không còn là chính mình nữa!

Những dấu hiệu sớm để nhận biết stress là có vấn đề về trí nhớ như hay quên, mất định hướng, thường hoang mang… Về cảm xúc thì dễ dao động, bứt rứt, dễ bị kích động, tâm tính bất thường, hay cáu gắt, lúc nào cũng có cảm giác bị tràn ngập, rất khó tìm được sự thư giãn. Trong lúc nghỉ ngơi mà vẫn cứ lo lắng, thậm chí còn lo lắng nhiều hơn! Các triệu chứng về thể chất dễ nhận ra như nhức đầu, đau lưng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chóng mặt.. Đặc biệt đau cột sống cổ hay cột sống thắt lưng. Cứ tưởng là loãng xương, là gai cột sống, là thoát vị điã đệm gì gì đó, thực ra gốc ở stress.


Người bị stress dễ bị bệnh vặt, cảm cúm triền miên vì sức đề kháng giảm sút đáng kể, dễ bị mất ngủ, tức ngực, tim đập nhanh và … dễ nổi mụn, nổi chàm trên da. Không có gì ngạc nhiên vì ở trong phôi thai, não và da vốn cùng xuất phát từ một lá mầm ngoai bì (ectoderme). Não mà bất an thì da cũng nhăn nhúm, nổi mụn, nổi chàm, chữa hoài không khỏi, thoa mỹ phẩm đắc tiền cũng vô ích. Não mà an vui thì da cũng tưoi nhuận, hồng hào, sáng láng. Người bị stress còn hay có những hành vi bất thường như tự dưng thèm ăn, ăn hoài, lên cân đột ngột; hoặc bỗng nhiên bỏ ăn, sụt ký đột ngột… Có người còn đi qua đi lại, đi tới đi lui, cắn móng tay, nhai nhóp nhép. Các huần luyện viện bóng đá, ông nào cũng hay đi qua đi lại, đi tới đi lui, nhai nhóp nhép “sinh-gom” hoặc phì phèo thuốc lá liên tục giữa lúc hai đội bóng vờn nhau trên sân. Họ bị stress. Nhưng đó là một thứ stress cấp, coi căng vậy mà hiền, chóng qua, hết trận đấu là xong, lại bắt tay nhau vui vẻ! Còn cái thứ stress nhai nhóp nhép kiểu “gặm một khối căm hờn trong cũi sắt”… mới là thứ stress nặng, mạn tính, triền miên, sinh đủ thứ chuyện.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nguyên tắc là đừng tự đòi hỏi mình phải luôn hoàn hảo, phải luôn luôn đúng! Cũng đừng bao giờ so sánh mình với người khác. Con vịt là con vịt mà con gà là… con gà. Con gà mà dại dột so với con vịt thì sẽ chìm nghỉm trong nước! Lục súc tranh công không thể nào vui đựơc! Một khi đã so sánh thì dù hơn, dù kém, dù ngang bằng cũng đều khổ!

Nên tránh những kẻ chuyên “phun” nọc độc! Họ rất sung sướng khi “tiêm” được nọc độc cho kẻ khác. Bói ra ma quét nhà ra rác, dị đoan mê tìn… làm ta căng thẳng lo lắng vô lối. Một lời nói, một cử chỉ của thầy thuốc cũng có thể gây stress trầm trọng không ngờ. Bác sĩ vừa xem phim X quang vừa lắc lắc cái đầu đủ cho bệnh nhân thót tim, nhưng thưc ra chì vì bác sĩ mỏi cổ do cả đêm thức coi bóng đá. Bác sĩ chỉ cần “phán” một câu mơ hồ như tim hơi lớn, gan hơi yếu, phổi hơi dơ… đủ cho bệnh nhân sống trong hoang mang ám ảnh dài lâu. Lời nói của bác sĩ không chỉ mang tin tức, mà còn truyền cảm xúc, gây stress, bởi người bệnh luôn ở trong một trạng thái tâm lý rất nhạy cảm khi tiếp xúc với thầy thuốc.


Có nhiều cách “xả” stress! Nhậu nhẹt, hút thuốc lá, ma túy… cũng là một cách xả stress, nhưng rõ ràng là có hại, “chạy ô mồ mắc ô mả”! Nhảy múa, ca hát, viết nhật ký, viết blog…. là những cách xả stress tốt. Nói chuyện tào lao (tám) cũng là một cách xả stress… , miễn là đừng có “chuyển lửa” từ người này qua người khác! Thực ra, nói ra đựơc với ai đó, một bạn thân thiết, một người có khả năng lắng nghe, một người sẵn sàng làm “thùng rác” cho mình thì mình sẽ cảm thấy nhẹ gánh! Không có bạn bè để tâm sự thì có thể tâm sự cùng tượng đá. Trải lòng ra một lúc, tượng đá cũng xiêu. “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” là vậy! “Chửi chó mắng mèo”, “Giận cá chém thớt” cũng được. Đập bể mấy cái ly cái dĩa… cũng hay! Có điều nên chọn trứơc một ít ly tách, chén dĩa mẻ, để dành sẵn, khi nào cần thì đập nghe vừa rôm rã vừa đỡ tốn kém! Nguyên tắc chung là phải làm một cái gì đó cho năng lượng bị dồn nén trong stress có chỗ “xì” ra, thoát ra. Ta vẫn thường nói “xả xú bắp”, “xả hơi” đó thôi… Tóm lại, đừng có ngồi đó mà gậm nhấm, suy nghĩ vẩn vơ. Giặt đồ, nấu ăn, rửa chén, lau nhà gì cũng tốt. Chạy bộ, đánh đấm, la hét, khóc lóc… cũng đựơc. Đọc sách, xem phim càng hay, miễn là biết chọn phim, chọn sách!

Thấy người chồng trằn trọc mãi không ngủ được, lăn qua lộn lại cả đêm, người vợ hỏi có chuyện gì vậy anh? “Anh mắc nợ anh John hàng xóm một số tiền, hẹn ngày mai trả mà không có một xu dính túi!”. Người chồng đau khổ nói. Lập tức bà vợ tung mền dậy, chạy ra bờ rào gọi với sang nhà hàng xóm:

“Anh John ơi, ngày mai chồng tôi chưa có tiền trả cho anh đâu nhé!”. Xong, bà quay vào bảo chồng: Anh yên tâm ngủ đi, bây giờ là lúc để cho anh John trằn trọc! Cô vợ đã rất thông minh! Cô đã “chuyển lửa” từ chồng mình sang … chồng hàng xóm. Chắc chắn anh John sẽ trằn trọc cho tới sáng, còn ông chồng cô sẽ ngủ ngon! “Chuyển” như vậy vẫn chỉ là ở bên ngoài. Chuyển bên trong hay hơn. Chuyện xưa kể bà mẹ già có hai cô con gái, một cô bán dù, một cô bán giày vải. Cô bán dù sống nhờ những ngày mưa, cô bán giày làm ăn khá nhờ những ngày nắng ấm. Bà mẹ lo buồn cho cô bán giày suốt những ngày mưa và đau khổ cho cô bán dù ngày nắng ráo. Có người biết chuyện khuyên bà sao không làm ngược lại, mừng cho cô bán dù ngày mưa và mừng cho cô bán giày ngày nắng?

Não ta có một đặc điểm lý thú là không thể cùng lúc nghĩ tới hai việc. Đã nghĩ điều này thì quên điều kia. Và người ta đã “lợi dụng” đặc điểm này để dịch chuyển các điểm tập trung trên võ não từ vùng này sang vùng khác. Chẳng hạn đang giận sôi lên thì… xảy ra động đất hay cháy nhà, lập tức vùng “giận sôi” của vỏ não tắt ngấm để nhường chỗ cho vùng sợ hãi! Ta biết giận dữ hay sợ hãi đều tiêu tốn rất nhiều năng lượng. 

Nó có thể làm ta kiệt sức, suy sụp, thở không ra hơi… Có thể chọn cách nào khác chuyển dịch hay hơn, có lợi cho sức khỏe hơn chăng? Có đó. Đó là cách thở sâu, thở bụng, đưa hơi xuống huyệt… đan điền (dưới rún chừng 4 cm). Nó giúp làm cho ta tĩnh tâm lại, nó chuyển dịch vùng căng thẳng ở vỏ não qua vùng êm ái của … cái rún, với điều kiện là phải để tâm quan sát xem cái hơi thở đó nó vào ra lên xuống ra sao. Khi chú tâm vào hơi thở, lắng nghe hơi thở , quan sát nó, dòm ngó nó, nghiền ngẫm nó… thì ta đã đánh “lạc hứơng” cảm xúc ta rồi! Vỏ não khi đã tập trung vào hơi thở thì “quên” tập trung vào các chuyện linh tinh khác. Cách đơn giản này có khả năng giải stress rất tốt. 

Tập luyện đúng mức, não thùy sẽ tiết ra một kích thích tố gọi là endorphine, một thứ á-phiện nội sinh, làm cho dịu nhẹ toàn thân, tạo sự sảng khoái, lâng lâng, mà không gây tác dụng phụ. Thiền, yoga, dưỡng sinh, tài chí, khí công… đều là những cách làm cho thân tâm hợp nhất, làm cho ta quay trở lại với chính mình bằng cách lắng nghe hơi thở của chính mình (có thể kết hợp với động tác hay không cần động tác) đó thôi. Hiện nay các kỹ thuật này ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở các Trung tâm y khoa lớn trên thế giới để trị liệu các bệnh do stress gây ra, các chứng trầm cảm, tâm thần, lo âu, đau nhức…, kể cả nghiện rượu, thuốc lá, ma túy… một cách rất có hiệu quả.

BS Đỗ Hồng Ngọc



*
Tiễn Đưa - Thơ PtMinhHưng..
10:39 11 thg 7 2012Công khai22 Lượt xem

a (13/07/2012 19:56:13 PM)


Tiễn Đưa.

Có nỗi đau nào hơn,
Nỗi buồn thương tiễn biệt,
Lời tạ từ da diết,
Có níu kéo được chi,
Khi người đã ra đi,
Rời xa, rời xa mãi...
*
Tiếng đàn sao ai oán,
Tấu khúc biệt ly sầu,
Lệ nhòa trên mắt biếc,
Lệ ứa thấm tim đau,
Tiễn đưa người yêu dấu,
Mịt mù phương trời nào.
*
Còn nỗi đau nào hơn,
Khóc thương tình thâm sâu,
Cỏ úa, phương trời sầu,
Trời buồn, mưa giăng mau,
Dấu tình đang phai nhàu,
Thuyền ơi, về bến nao?
*
Còn đây giây phút cuối,
Biết bao điều chưa nói,
Lòng xót xa, vời vợi,
Khúc nhạc tình chơi vơi,
Người ơi sao mà vội,
Biết bao giờ cho nguôi!

Phạm Thị Minh Hưng
CUOI CUNG LA HU VO _ NGOC ANH3:39 CUOI CUNG LA HU VO _ NGOC ANH




Không có nhận xét nào: