Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

HẠNH PHÚC ĐẦU XUÂN - MINH KỲ- LÊ DINH



04:51 25 thg 9 2012 
Công khai63 Lượt xem
DỌN NHÀ

Nha Trang.
Minh Kỳ.

Nha Trang là miền quê hương cát trắng
Có những đêm nghe vọng lại
Ầm ầm tiếng sóng xa đưa
Nha Trang cảnh đồng bao la bát ngát
Hương quê dâng lên ngào ngạt
Hòa cùng sức sống yên vui.

Nha Trang cảnh đẹp nên thơ khiến nhớ
Bao năm du khách hằng chờ
Một ngày ghé đến Nha Trang
Ai ơi người về cho ta nhắn với
Nha Trang quê hương dịu hiền
Ngàn đời lòng tôi mến yêu.

Còn đâu những chiều vui xưa
Còn đâu những chiều say sưa
Ngồi nơi biển buồn trông ra khơi mênh mông.
Còn đâu Tháp Bà êm mơ
Còn đâu đá Chồng bơ vơ
Còn đâu bến Cầu Đá nên thơ.

Nha Trang cảnh đẹp trăng thanh gió mát
Ai qua không quên để lại
Một vài luyến tiếc xa xôi
Ai ơi người về cho ta nhắn với
Nha Trang quê hương dịu hiền
Ngàn đời lòng tôi mến yêu.

*****
Nhớ Nha Trang.
Minh Kỳ.

Nha thành mến yêu : một ngày trời sang mùa mới
Gió từ biển khơi lộng về mừng khách ngàn nơi
Ôi nguồn vui sống nắng nhuộm vành môi nàng má hồng
Nắng say lướt nhanh qua lòng người trai đùa sóng...
Nha thành đón tôi gặp đời bình yên vừa tới :
Cát vàng nước xanh đẹp màu đôi bóng thùy dương
Câu thề câu nói kết thành ngàn khúc nhạc ấm lời
Gió ơi gió ơi, ngân hoà thêm tiếng lòng tôi !
Từ ngày được trông Nha Trang, tôi càng mến yêu quê nhà :
Đây là đóa hoa muôn đời còn hương.
Từ ngày biệt ly Nha Trang, mỗi lần trông nắng vàng tớị..
xót xa hồn tôi !
Nhờ ai ghé thăm miền ước mơ gởi giùm bài ca buồn nhớ :
Nhớ bờ cát tươi hợp lòng non nước của tôi,
Bây giờ nơi ấy có còn người trai vượt sóng cười
Để cô gái xuân ngây nhìn thương mến đầy vơị..

*****

            Nhạc sĩ Minh Kỳ sinh tại Nha Trang, lập gia đình với người vợ ở thành phố miền biển này. Chính vậy ông đã cho ra đời một số nhạc phẩm như Thương Về Miền Trung, Nha Trang, Nhớ Nha Trang... Trước năm 75, ông mở một lớp dạy nhạc trên đường Hai Bà Trưng, đối diện nhà thờ Tân Định, cùng trong thời kỳ cùng với nhạc sĩ Anh Bằng và Lê Dinh sáng tác chung dưới tên Lê Minh Bằng. Một số ca khúc của Minh Kỳ được phép biểu diễn trong nước như Thương Về Miền Trung, Đà Lạt Hoàng Hôn, Xuân Đã Về, Thương Về Xứ Huế, Thương Về Miền Đất Lạnh....Minh Kỳ tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, sinh năm 1930 tại thành phố biển Nha Trang, là Đại úy cảnh sát VNCH oai phong, khép mình trong khuôn pháp. Minh Kỳ đã bỏ mình oan khổ trong trại cải tạo khuya 31-08-1975 để lại một vợ và 9 con...Các nhạc phẩm của nhạc sĩ Minh Kỳ: - Người em Vỹ Dạ - Xuân đã về - Tình hậu phương - Thương về Miền Trung - Thương về miền đất lạnh - Đà Lạt hoàng hôn - Phận tơ tằm - Nha Trang - Anh tiền tuyến, em hậu phương - Ai nói với em - Thiệp hồng báo tin - Chuyện tình Hồ Than Thở (với Anh Bằng) - Biệt kinh kỳ (với Hoài Linh) - Cánh buồm chuyển bến - Chuyến tàu hoàng hôn - Chuyện hai người - Thương về xứ Huế - Chuyện đêm mưa (với Nguyễn Hiền) - ...Những sáng tác của nhóm Lê Minh Bằng: - Đêm nguyện cầu (nhạc phẩm đầu tiên) - Tình là sợi tơ - Bốn ngã đường quê hương - Nó - Người về sau cuộc chiến - Đêm ngoại ô - Ông già - Những đêm chờ sáng - Lần đầu cũng là lần cuối - Ly cafe cuối cùng - Chuyện tình Lan và Điệp 1, 2 & 3 (Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh) - Chuyện ba mùa mưa - Chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ - Hai mùa mưa - Viết từ KBC - Trương Chi Mỵ Nương - Linh hồn tượng đá (Mai Bích Dung) - Cho người tình nhỏ - Cô hàng xóm (Giang Minh Sơn) - Hồi tưởng (Dạ Ly Vũ) - Tình đời (Dạ Cầm) - Trở về cát bụi - Đêm vũ trường - Kiếp cầm ca - ... Lê Minh Bằng, sự kết hợp của 3 miền đất nước, sự quy tụ của 3 trạng huống tính tình - nghiêm trang, ôn nhu và dễ dãi - bổ túc cho nhau, bù đắp cho nhau để tồn tại trong 9 năm dài, góp phần tô bồi cho gia tài âm nhạc VN thêm hương sắc.
..Nhạc sĩ Lê Dinh Ông tên thật Lê Văn Dinh, sinh tại làng Vinh Hựu, tỉnh Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang).

1948-1953: Học trung học tại Collège Le Myre de Vilers (Mỹ Tho), học hàm thụ lớp hòa âm và sáng tác của École Universelle de Paris.
1953-1955: Học trường Cao đẳng Vô Tuyến Ðiện Saigon (École Supérieure de Radioélectricité de Saigon).
1955-1957: Dạy học (Pháp văn và âm nhạc) ở Gò Công và ở Chợ Lớn.
1957-1975: Làm việc tại Ðài Phát thanh Saigon, chức vụ: Chủ sự Phòng Sản Xuất rồi Chủ sự Phòng Ðiều Hợp.
Tháng 8, 1978: Vượt biên đến Đài Loan.
Tháng 10, 1978: Ðịnh cư ở Montréal, Canada cho đến nay.
1979-1999: Làm việc cho hãng tàu chở hàng quốc tế Federal Navigation (FEDNAV) tại Montréal (hãng tàu đã cứu vớt 40 người trên chiếc ghe tỵ nạn - trong đó có gia đình Lê Dinh - trên biển Đông năm 1978).
Từ 1994: chủ trương tờ báo Nguyệt san Nghệ Thuật.
Ông có 1 vợ, 3 con.

Sự nghiệp âm nhạc

Giai đoạn 1956-1966
Làng anh làng em (1956), tác phẩm đầu tay, Nhà xuất bản Tinh Hoa miền Nam
Ngày ấy quen nhau (1959)
Thương đời hoa (1960)
Hôm nào anh đi (1960)
Có nhớ không anh (1960)
Tấm ảnh ngày xưa (1961)
Cánh thiệp hồng (1961)
Ga chiều (1962)
Xác pháo nhà ai (1964)
Chiều lên bản Thượng (1964)
Tình yêu trả lại trăng sao (1964)
Thương về xứ Thượng (1965)
Ngang trái (1965)
Nỗi buồn Châu Pha
Sáng tác chung với Minh Kỳ:
Ðường chiều sơn cước
Tiếng hát Mường Luông
Người em xứ Thượng
Ðường về khuya
Tôi đã gặp
Hạnh phúc đầu Xuân
Cánh thiệp đầu Xuân
Một chuyến xe hoa
Mưa trên phố Huế

Giai đoạn nhóm Lê Minh Bằng Tham gia sáng tác và dạy nhạc cùng với nhóm.

Giai đoạn từ 1979
Bài hát của người điên
Nắng bên này sông
Cho người tình cũ
10 bài hận ca
Thương về Gò Công
Sao anh không nhớ Gò Công
Dòng kỷ niệm
Chữ tình
Huế buồn
Chỉ là phù du
*****

Không có nhận xét nào: