Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

AI VỀ SÔNG TƯƠNG - TANGO DĨ VÃNG_Ý LAN


PA100105
Ảnh Dzung BanMe

Tango Dĩ Vãng - Ý Lan - Anh Bằng.3:53 Tango Dĩ Vãng - Ý Lan - Anh Bằng.bởi ptminhhung1

"Ai về sông Tương"

Văn Giảng (1924 - ) là một nhạc sĩ Việt Nam có những sáng tác thuộc nhiều thể loại. Ông là tác giả của nhiều bản hùng ca. Khi viết tình ca, ký tên Thông Đạt, ông đã viết bản "Ai về sông Tương" nổi tiếng. Ngoài ra Văn Giảng còn những bút danh khác như Nguyên Thông
"Ai về sông Tương" được Thông Đạt viết vào năm 1949. Về ca khúc này có một giai thoại: Những năm cuối thập niên 1940 đó, Văn Giảng có chơi thân cùng ông Tăng Duyệt, giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa Huế, một số hành khúc của Văn Giảng cũng được nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành. Một lần Tăng Duyệt nói đùa ngụ ý rằng nhạc sĩ Văn Giảng chỉ viết được những bài hùng ca thôi còn về những bài tình ca không phải sở trường của Văn Giảng.
Văn Giảng nghe như vậy và không trả lời. Sau đó ông viết bản "Ai về sông Tương" và ký tên Thông Đạt. "Ai về sông Tương" được tác giả Thông Đạt gửi đến các đài phát thanh ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và nhanh chóng nổi tiếng. Sau nhiều lần được nghe bản nhạc đó trên đài, Tăng Duyệt gặp Văn Giảng và hỏi ở trong giới nhạc, Văn Giảng có biết Thông Đạt, tác giả bài "Ai về sông Tương" là ai không. Văn Duyệt muốn tìm mua lại bản quyền để xuất bản nhạc phẩm đó nhưng Văn Giảng trả lời không biết.
Một lần hai người bạn của Văn Giảng là nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng và nhà văn Lữ Hồ tới chơi và tình cờ nhìn thấy bản thảo của "Ai về sông Tương". Nhờ đó Tăng Duyệt mới biết Văn Giảng chính là Thông Đạt, tác giả của bàn tình ca nổi tiếng đó.
Với bút danh Thông Đạt, Văn Giảng còn sáng tác một số nhạc phẩm khác như "Đôi mắt huyền", "Hoa cài mái tóc", "Tình em biển rộng sông dài", "Xin đừng chờ em nữa"
*****
  • Ai có về bên bến sông Tương,  
  • nhắn người duyên dáng tôi thương, bao ngày ôm mối tơ vương.
    Tháng với ngày mờ, nhuốm đau thương,
    tâm hồn mơ bóng em luôn, mong vài lời em ngập hương.

    Thu nay về vương áng thê lương,
    vắng người duyên dáng tôi thương, mối tình tôi vẫn cô đơn.
    Xa muôn trùng lưu luyến nhớ em,
    mơ hoài hình bóng không quên, hương tình mộng say dịu êm

    Bao ngày qua, Thu lại về mang sầu tới
    Nàng say tình mới hồn tôi tơi bời,
    nhìn hoa cười đón mừng vui duyên nàng:
    Tình thơ ngây từ đây nát tan

    Hoa ơi ! Thôi ngưng cười đùa lả lơi.
    Cùng tôi buồn đắm đừng vui chi tình,
    đầy bao ngày thắm: dày xéo tâm hồn này lệ sầu hoen ý thu.

    Ai có về bên bến sông Tương,
    nhắn người duyên dáng tôi thương, sao đành nỡ dứt tơ vương.
    Ôi duyên hờ từ nay bơ vơ.
    Dây tình tôi nắn cung tơ, rút lòng sầu trách người mơ...
Bài đọc thêm  :Thương Nhớ Sông Tương

http://files.myopera.com/emotionless-ness/albums/723310/thumbs/Hoshinavi%201.jpg_thumb.jpg


Có một con sông Tương thật, là nhánh của sông Trường Giang, chiều dài hơn 850 cây số chảy qua địa phận tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Nhưng có một con sông Tương khác vô hình, khó xác định nơi chốn cụ thể, đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho thi nhân nhiều thời đại.Dòng sông để những người đang yêu giãi lòng mình, gửi niềm thương, nỗi nhớ… Không biết có bao nhiêu con sông Tương như thế trên cõi trần mờ mờ nhân ảnh ?
Trong văn chương, xa xưa nhất có lẽ là sông Tương này:


君 在 湘  江 頭   quân tại Tương giang đầu
妾 在 湘 江 尾    thiếp tại Tương giang vỹ
相 思 不 相  見   tương tư bất tương kiến
同 飮 湘  江 水  đồng ẩm Tương giang thủy
(Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau mà chẳng thấy
Cùng uống nước sông Tương)

 Đây chính là con sông gợi thi tứ để Nguyễn Du viết nên câu Kiều nhuần nhị:

Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia


Cách nay non thế kỷ, tuy là bối cảnh sông Đà nhưng những câu thơ này của Quang Dũng, mình nghĩ cũng gợi một sông Tương. Chỉ có điều nỗi nhớ nhung không trải theo chiều dọc mà lại vắt ngang bên này bên ấy:

 
Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm heo về một sớm mai

Còn đây là con sông Tương không biết ở đâu ? Đó là ca khúc “ Ai về sông Tương” viết năm 1941, của Thông Đạt tức Văn Giá. Tài tử Ngọc Bảo đã hát, rồi Eris Phương, Đàm Vĩnh Hưng và gã khờ Đức Long (Hà nội) cũng hát. Người nào hát cũng hay cả. Nhưng mà ca từ bi lụy quá ! Xin trích bốn câu mở đầu và sáu câu kết:

Ai có về bên bến sông Tương
Nhắn người duyên dáng tôi thương
Bao ngày ôm mối tơ vương
Tháng với ngày mờ, nhuốm đau thương…

Ai có về bên bến sông Tương
Nhắn người duyên dáng tôi thương
Sao đành nỡ dứt tơ vương
Ôi duyên hờ từ nay bơ vơ
Dây tình tôi nắn cung tơ,
Rút lòng sầu trách người mơ.

Chỉ thấy than trách thôi, có thấy hình bóng con sông rộng hẹp, dài ngắn ra sao đâu! Hóa ra tên sông chỉ là cái cớ để người tình si trút bầu tâm sự nặng trĩu của mình.
Trịnh Huynh - Sưu tầm

Huntington Beach Library_Ảnh Minh Trung

Không có nhận xét nào: