Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

XIN ĐỪNG NHỎ LỆ



Xin Đừng Nhỏ Lệ_Thơ PTMH




 


XIN ĐỪNG NHỎ LỆ


Đừng nhỏ lệ làm hồn tôi vấn vương,
Xót xa hoài giọt nước mắt sầu thương
Cõi hồng trần bao ngày tháng vô thường
Xin đừng khóc đời tôi đâu đã hết
  
Tôi còn đây tình đời làm sao chết
Vẫn ngậm ngùi se sắt giữa trời đông
Tôi còn đây là ngọn gió mát lòng
Là sương đọng mỗi bình minh thức dậy
  
Là nắng hồng soi rọi mỗi sáng mai
Nắng vui đùa trải thảm dưới chân ai
Tôi vẫn còn đây hỡi người tình mộng
Trong vườn cây xào xạc lá thu bay
  
Tôi là trăng ve vuốt tấm vai gầy
Là hạt mưa chiều, ướt sợi tóc mây 
Là sao sáng. giải Ngân Hà đêm mộng
Là sóng âm vang đùa bãi cát dài
  
Tôi không chết đâu, chỉ như cơn mộng
Xin đừng nhỏ lệ, giọt lệ đau thương
Có yêu tôi đừng chuốc mối sầu vương
Ta mãi bên nhau, ngày tháng mộng thường...



  Xin đừng nhỏ lệ...Tôi đã chết đâu...
Phạm Thị Minh-Hưng
[Thơ cảm tác 2013]
*


Do not stand by my grave and weep
Mary Frye
Do not stand by my grave and weep:
I am not there. I do not sleep…
I am a thousand winds that blow
I am the diamond’s glint on snow
I am the sunlight on ripened grain
I am the gentle autumn’s rain
When you awake in the morning’s hush
I am the swift uplifting rush
Of quiet birds in circle flight
Do not stand by my grave and cry:
I am not there. I did not die.
*
Đây là bài thơ duy nhất của Mary Frye


Xin đừng đứng bên mồ tôi nhỏ lệ

Xin đừng đứng bên mồ tôi thổn thức
Vì tôi không yên ngủ ở nơi đây
Tôi là ngàn gió thổi giữa rừng cây
Là hạt tuyết tựa kim cương lấp lánh.
Tôi là nắng nhuộm vàng bông lúa chín
Là cơn mưa dìu dịu những ngày thu
Khi con thức dậy buổi sáng nhẹ ru
Tôi chính là sự vút lên bỗng chốc
Của đàn chim lặng lẽ lượn thành vòng
Xin đừng đứng bên mồ tôi thổn thức
Tôi không ở đây. Tôi đã chết đâu.
Phan Hạnh phóng tác1
*
Bài thơ Do Not Stand at My Grave and Weep của Mary Elizabeth Frye trở nên rất nổi tiếng và được trích dẫn một cách rộng rãi. Người ta xướng đọc bài thơ tại các buổi lễ tưởng niệm truy điệu cho tử sĩ.

Năm 1966, Wilbur Skeels đã phổ nhạc, dùng nguyên hai câu đầu và nguyên phần cuối của bài thơ và chỉ thay đổi phần giữa. Bản nhạc được cầu chứng bản quyền; bài thơ nguyên thủy thì không.

Năm 2002, ban nhạc Crumble Lane biến bài thơ thành một nhạc khúc tên là Tom Medlin trong đĩa album Operation Overlord.

Năm 2003, nhạc sĩ Lizzie West cũng mô phỏng theo bài thơ Do Not Stand at My Grave and Weep và viết ra nhạc phẩm Prayer. Qua năm sau, giám đốc âm nhạc của ban đồng ca Libera là Robert Prizeman cũng phổ nhạc bài thơ và giữ nguyên tựa Do Not Stand at My Grave and Weep.

Năm 2001, tiểu thuyết gia kiêm nhà soạn nhạc người Nhật Arai Mitsuru đã dịch bài thơ này sang tiếng Nhật và phổ thành ca khúc Sen No Kaze Ni Natte. Khởi đầu Arai chỉ làm ra 30 dĩa đơn để tặng cho bạn bè thân quen. Hai năm sau, bài hát tiếng Nhật này được đăng trên báo Asahi và bắt đầu gây được tiếng vang. Năm 2005, bài hát này được biểu diễn trong buổi hòa nhạc từ thiện kỷ niệm mười năm trận động đất thế kỷ ở Hanshin – Osaka. Qua năm sau nữa, ca sĩ giọng kim Akikawa Masafumi hát bài hát này và gây được sự chú ý đặc biệt trên toàn nước Nhật. Ngày 22/1/2007, bài hát này đứng đầu trong bảng xếp hạng đĩa đơn hay nhất trong lịch sử nhạc cổ điển ở Nhật. Ngay khi giành được vị trí đầu bảng, tuần đầu tiên đã bán được 29,094 đĩa, tuần thứ
hai 89,994 đĩa và tuần tiếp theo 101,532 đĩa.

Akikawa Masafumi cũng đã sang Việt Nam tham dự Đại Nhạc Hội Hữu Nghị Nhật Việt và trình bày nhạc phẩm này vào ngày 24/5/2008 tại Trung tâm hội nghị quốc gia NCC Hà Nội và ngày hôm sau tại Nhà hát Hòa Bình Sài Gòn. Thế là bài thơ Đừng đứng bên mồ tôi nhỏ lệ của Mary Frye trở thành ngàn cơn gió trong bao nhiêu người thuộc giới thưởng ngoạn trẻ Việt Nam.

Năm 2008, nhà soạn nhạc Đại Hàn Kim Hyo Keun cũng dịch bài thơ ấy và phổ thành nhạc khúc Ngàn Gió.

Năm 2011, cặp ca sĩ Harry Manx và Kevin Breit lấy bài thơ làm lời cho một nhạc khúc mang cùng tên xuất hiện trong đĩa nhạc "Strictly Whatever" của họ.

Năm 2012, đạo diễn Carl Davis thực hiện một phim ngắn tựa A Thousand Winds và dùng một phần bài thơ này như lời đối thoại được ngắt thành nhiều đoạn.

Bài thơ được dịch ra hầu như mọi ngôn ngữ trên thế giới gồm cả Việt Nam, Nhật, Đại Hàn, Trung Hoa, Phi Luật Tân, Hòa Lan, Pháp, Đức, Do Thái, Nga, Tây Ban Nha, Na Uy, Thụy Điển…

Phan Hạnh.

Không có nhận xét nào: