- Liên Khúc Thà Như Giọt Mưa (Phạm Duy)của springmyosotis
-
Thơ Nguyễn Tất Nhiên Qua Nhạc Phạm DuyChuyện tình nhà thơ Nguyễn Tất NhiênTác giả Đoàn Vi Thượng
Có thể nói thơ và chuyện tình của Nguyễn Tất Nhiên trở thành một hiện tượng nổi bật tại miền Nam vào những năm đầu thập niên 1970.
Ông làm thơ hay – điều đó là hẳn nhiên, nhưng chuyện tình được “rêu rao” trong thơ ông khiến dư luận hết sức chú ý. Nguyễn Tất Nhiên yêu rất thật và thơ ông cũng phản ánh quá thật những tâm tình nóng hổi khi yêu làm cho giới bạn đọc, nhất là học sinh, sinh viên đều có những đồng cảm sâu sắc.Duyên của tình ta con gái Bắc.
Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh năm 1952, tại Biên Hoà (Đồng Nai). Năm đệ tứ (lớp 9), ông để ý đến một cô bạn học người Bắc, tên Bùi Thị Duyên rất xinh đẹp. Chính vào năm đó, Nguyễn Tất Nhiên bắt đầu làm thơ. Thật đáng kinh ngạc, những bài thơ đầu tay đã có sự cuốn hút lạ thường nên chỉ vài năm sau đó ông đã sớm nổi danh. Với những bài thơ này – chủ yếu viết cho Duyên, Nguyễn Tất Nhiên đã tập hợp in thành tập mang tên “Thiên tai” khi học lớp đệ nhất (lớp 12) và thân hành mang đi bán tại các lớp trong trường.
Khi tập thơ phát hành, Nguyễn Tất Nhiên nổi tiếng ngay, và vì thế ở Biên Hoà, người ta bắt đầu đồn thổi về chuyện tình Duyên – Nhiên khắp nơi. Sau này, Bùi Thị Duyên kể:
“Tụi này biết nhau từ hồi nhỏ, lúc đó còn ngây thơ, tôi chưa nghĩ gì, còn Nguyễn Tất Nhiên có nghĩ gì hay không thì tôi không biết. Gặp nhau, biết nhau từ lúc 14 – 15 tuổi. Tôi được Nhiên tặng một quyển thơ mà như anh nói chỉ có 3 bản chính đặc biệt (trong số 100 bản), một cho Nhiên, một bản cho tôi, và một bản cho một người quan trọng nào đó. Tôi biết sự hình thành quyển thơ là từ tôi mà ra chứ không phải không, nhưng thật ra chúng tôi chẳng có gì hết, bạn bè trong lớp ai cũng biết. Dĩ nhiên là tôi rất xúc động vì một quyển thơ viết cho tôi. Nhưng tôi đã gặp và nói với Nguyễn Tất Nhiên rằng mình chỉ là bạn thôi, nếu Nhiên muốn đi xa hơn nữa thì tôi không gặp Nhiên đâu. Sau đó anh ấy cũng công nhận chỉ muốn là bạn, nhưng thật ra nói thế cho qua để mà còn tiếp tục được gặp tôi”.
Cũng cần được nói thêm, ở Biên Hoà thời ấy có rất nhiều nhà thờ. Là người theo đạo, Bùi Thị Duyên hay đi lễ, và những buổi sáng hay chiều, anh chàng làm thơ si tình Nguyễn Tất Nhiên thường ngồi trong quán cà phê bên đường để ngắm nhìn người đẹp đi ngang qua. Ắt hẳn đã nhận ra tình mình chỉ là đơn phương, thơ của ông viết cho Duyên đa phần là thở than, trách móc, có khi rất… dữ dội.
Bài thơ đầu tiên ông làm cho Duyên đã có tên là “Khúc tình buồn”, sau đó nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bản nhạc “Thà như giọt mưa” hầu như ngày nào cũng được phát trên Đài phát thanh Sài Gòn, được giới học sinh, sinh viên mua, chép, chuyền tay nhau với tất cả sự thích thú vốn có cũa tuổi trẻ:
“Thà như giọt mưa
Vỡ trên mặt Duyên
Để ta nghe thoáng
Tiếng mưa vội đến
Những giọt run run
Ướt ngọn lông măng
Khiến người trăm năm
Đau khổ ăn năn
Khiến người tên Duyên
Đau khổ ăn năn
Khiến người tên Duyên
Đau khổ muôn niên”.
Với cái tên Duyên được “rêu rao” trong ca từ một cách thê thiết như thế, cảm xúc của người nghe như được nhân lên gấp bội, cho nên bản nhạc cũng như tên tuổi của Nguyễn Tất Nhiên nhanh chóng được lan truyền rất rộng rãi.Tiếp sau bản nhạc đó, và ngoài tập thơ “Thiên Tai”, Nguyễn Tất Nhiên còn tiếp tục làm nhiều thơ “ai oán” cho Bùi Thị Duyên. Như bài “Duyên của tình ta con gái Bắc” với những câu… ấn tượng:
.............
Nghe nói em vừa thi rớt Luật
Môi trâm anh tàn héo nụ xa vời
Mắt công nương thầm khép mộng chân trời
Xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng!
(Dù thật sự cũng đáng đời em lắm
Rớt đi Duyên, rớt để thương người!)
...........
Thế nhưng, dường như trái tim của Bùi Thị Duyên vẫn không hề mềm sũng trước những bài thơ ướt át đó, thậm chí ngược lại đã có nhiều hờn trách từ phía gia đình bà dành cho nhà thơ tài hoa si tình.
Cả dư luận, trong khi thán phục, tìm đọc thơ của Nguyễn Tất Nhiên cũng bắt đầu tỏ ý phê phán ông “độc ác” với người-tình-không–trái- tim Bùi Thị Duyên. Để đến nỗi, khoảng năm 1973, Nguyễn Tất Nhiên thật sự mệt mỏi (chữ của ông hay dùng trong thơ) với cuộc tình tuyệt vọng của mình và làm bài thơ coi như là bài cuối cùng dành cho Duyên, trong đó ông “dũng cảm” tự nhận mình là một “tên quái đản”, là người “cầu danh vọng trên nước mắt người tình” như một tạ lỗi:
Năm năm trời... ta làm tên quái đản
Cầu danh trên nước mắt của người tình
Năm năm trời có nhục có vinh
Có chua, chát, ngọt, bùi, cay, đắng...
Có hai mái đầu chia nhau thù oán
Có thằng ta trút nạn xuốn vai em!
Năm năm trời... có một tên Duyên
Ta ca tụng, rồi chính ta bôi lọ
Tình ta đẹp nhưng tính ta còn nít nhỏ
Nên lỗi lầm đã đục màu sông
Nếu em còn thương mến tuổi mười lăm
Xin nuốt hận mĩm môi cười xí xóa
Hồn ta đẹp nhưng đời ta thảm quá
..........
(Tạ lỗi cùng người)
Em hiền như ma soeur.
Cũng trong thời kỳ Nguyễn Tất Nhiên học đệ nhất (lớp 12) và xuất bản tập thơ “Thiên tai”, ông có chú ý đến một cô bạn học chung trường khác tên là Nguyễn Thị Minh Thuỷ.
Minh Thuỷ không đẹp bằng Bùi Thị Duyên nhưng cũng xinh xắn, dễ thương, học giỏi nhất trường, có thể nói là tài năng toàn diện, đặc biệt là hết sức dịu dàng. Đã biết chắc rằng tình yêu mình dành cho Duyên là vô vọng, Nguyễn Tất Nhiên tỏ ra săn đón Minh Thuỷ hơn. Vốn có bản tính dịu dàng, Minh Thuỷ không tỏ ra từ chối tình yêu của nhà thơ mà chỉ im lặng nửa nhận nửa không. Cứ mỗi khi tan trường, đang đi bên cạnh cô bạn học, nhác thấy chiếc Honda của Nguyễn Tất Nhiên lạng lại từ xa là Thuỷ vội đẩy bạn ra phía ngoài, còn mình đi bên trong để tránh tiếp xúc trực tiếp. Những lần như thế, thư từ, quà cáp của nhà thơ được cô bạn nhận giúp và sau đó chuyển lại cho Thuỷ. Bà kể về thời đó: “Có lần anh ấy dúi vào tay bạn tôi một cái bọc và nói trước khi phóng xe đi: “Thuốc bổ óc đó, một cho Dung (tên bạn tôi) và một cho Thuỷ, ráng thức để mà học thi”. Tôi cũng cảm động, vui vui một chút. Anh chàng làm thơ mà cũng biết điệu đó chứ”.
Tuy vậy, khi thấy “hiện tượng” mối tình Nhiên – Duyên rộ lên cả trường, cả tỉnh, cả miền Nam, Minh Thuỷ cũng rất dè chừng. Lần nọ, bà quyết định gom hết tất cả quà cáp, thư tình của Nguyễn Tất Nhiên lâu nay gửi cho mình đem đến nhà bạn, nhờ bạn trả lại hết. Sự kiện đó đã làm cho nhà thơ si tình chấn động. Ông viết ngay bài thơ “Kẻ tự đóng đinh tim” cho Minh Thuỷ:
Vì chẳng được cầm tay nhau kể lể
Nên chuyện tình cứ thế, thảm hơn
Chúa cũng cau mày ngắm nỗi cô đơn
Của một kẻ đóng tim mình trên thập giá!
Chiều em đi học về, thơm tóc thả
Áo suông eo trinh bạch cả giáo đường
Ta ngọt ngào gọi khẽ, người đi luôn
Nên lũ thiên thần bỗng nhiên thất chí
Bay xuống trần gian làm thi sĩ
Nâng Thánh Kinh mà hát thơ tình
Có con chiên nào thoáng ngạc nhiên
Rồi lại đắm chìm trong vần nhã nhạc…
Chiều em đi học về, chim trắng bước
Ngang giáo đường nhòe nhoẹt màu vôi phai
Có động lòng xin hãy rút khăn tay
Lau giùm mắt kẻ xương bày trên thánh giá
Là ta đó, em ơi, đang tầm tã
Mưa đầy hồn đau đớn thương thân
Lỡ yêu tín đồ phải chấp nhận gian truân
Phải muối mặt giao du cùng quỷ sứ
Tính nhân hậu đã hồi nào hóa dữ
Chỉ vì em lành lặn quên chàng
Chỉ vì em… gõ nhẹ cửa thiên đàng
Bình thản gửi cho hai hàng bím tóc!
Vì chẳng được ra đường đứng, khóc
Nên hình hài cứ thế, ốm o hơn
Đời không dung đứa tự thị ngông cuồng
Người cũng thế nhìn ta chán ghét
Ta điên đảo, người đâu cần hay biết
Ta té lên té xuống chẳng ai màng
Ta còng lưng gánh bụi giữa hoàng hôn
Người lãnh đạm hất ta rơi vực tối!
Chúa cũng lắc đầu vô phương cứu rỗi
(Cứu rỗi làm gì một thứ nghênh ngang
Cứ nổi cơn đòi Thượng Đế ngang hàng
Đấng Ngàn Tuổi tim già khô độ lượng !)
Ta phải chết cho Nước Trời thịnh vượng
Cho thánh thần chúc phúc bình an
Cho em còn mãi mãi dịu hiền ngoan
Mà hãnh diện có thằng đen đúa
Luôn nhăn nhó mặt mày chê Chúa khó
Nhưng cắn răng không hở miệng trách em!
Trong một bài khác, ông còn trách cụ thể về việc Minh Thuỷ đã từng nhận thư, quà của ông như sau:
........
Ta vẫn nhớ trưa nào em ngồi hát
Ta thèm hôn lên mắt tiểu thư buồn
Ta vẫn ăn năn những lúc đón đường
Em khó chịu mà thư nào cũng nhận!
...........
(Giữa trần gian tuyệt vọng)
Cũng là thơ hờn trách nhưng có gì nhẹ nhàng, đằm thắm hơn chứ không “phẫn uất” như thơ viết cho Bùi Thị Duyên, vì Nguyễn Tất Nhiên đã nhận ra vẻ dịu dàng “Em hiền như ma soeur” của Minh Thuỷ. Phải nói những bài thơ ông viết cho Minh Thuỷ tình tứ, cảm động hơn, dù “chuyện tình” này không ồn ào như với Bùi Thị Duyên. Hình ảnh thắt bính tóc của Minh Thuỷ đi vào thơ ông thơ mộng lắm, ngay cả khi có nguy cơ hai người chia tay:
Em không còn thắt bính
Nuôi dưỡng thời ngây thơ
Anh không còn luýnh quýnh
Giữa sân trường trao thư
.............
Em thường hay mắt liếc
Anh thường ngóng cổ cao
Ngoài đường em bước chậm
Quán chiều anh nôn nao
........
Hai năm tình lận đận
Hai đứa cùng xanh xao
Hai năm trời mùa lạnh
Hai đứa cùng hư hao
........
(Hai năm tình lận đận)
Lên đại học, Nguyễn Tất Nhiên vào học Luật khoa, Minh Thuỷ vào Vạn Hạnh, Sài Gòn. Từ đó, hai người hầu như không còn gặp nhau. Thế nhưng, thỉnh thoảng trên báo, ông vẫn có thơ cho Minh Thuỷ, như đoạn thơ dưới đây là một, vẫn da diết lắm:
Trời mưa , không lớn lắm
nhưng đủ ướt đôi đầu !
tình yêu , không đáng lắm
nhưng đủ làm ... tiêu nhau !
...............
em tính còn ham chơi
lưng ngoan dòng tóc bính
môi trinh non thích cười
chiều chiều hay giỡn nắng
tình trôị. kệ tình trôi
............
(Thơ Khởi Tự Mê Cuồng)Thì xin nhẫn nhục cưu mang vợ chồng
Năm 1975, biến cố đất nước. Chính sự kiện này đã vô tình “đẩy” Nguyễn Tất Nhiên và Minh Thuỷ gặp lại nhau, ấy là khi cả hai cùng trở về Biên Hoà sinh sống. Nguyễn Tất Nhiên đi làm… rẫy ở Long Thành (Đồng Nai), Minh Thuỷ làm nhân viên hợp tác xã ở thành phố. Dường như sự bình lặng của thời kỳ này đã làm “nguội” những sôi nổi bốc đồng của tình yêu tuổi trẻ một thời. Hai người đến với nhau có vẻ thanh thản, hiểu đời hơn. Tình yêu từ đó được nối lại.Năm 1978, họ chính thức làm đám cưới. Tuy nhiên, với một tâm hồn quá mẫn nhạy, thậm chí hơi khác thường, ngay cả khi chuẩn bị chuyển từ vị trí người tình thành người chồng, Nguyễn Tất Nhiên vẫn có những bài thơ dự cảm rằng mình không xứng với sự dịu dàng, hiền ngoan, với kiểu “con nhà gấm lụa thánh hiền” của Minh Thuỷ. Nghe người ta chúc “trăm năm hạnh phúc” ông cũng lo nghĩ. Ông viết:
“Phu thê nếu đã nợ rồi
Thì tôi đâu ngại ngỏ lời yêu em
Như con chim mới tập chuyền
Bâng khuâng gấm lụa thánh hiền em ra
Mặt trời rực rỡ phương xa
Ở đây hạnh phúc chỉ là đau thương
............
Phu thê nếu đã buộc ràng
Thì xin nhẫn nhục cưu mang vợ chồng
Tôi quanh năm sống hoang đàng
Cũng xin nhỏ lệ hoàn lương, khóc tình”.
(1978 ở Việt Nam)Với những bài thơ viết cho người vừa thành vợ của mình, dễ thấy Nguyễn Tất Nhiên yêu Minh Thuỷ thật tình – thứ tình yêu không còn ai oán, hờn trách, hơn thua như xưa nữa mà đong đầy mặc cảm, lo lắng, làm như tạng người ông thì chỉ yêu thôi chứ đừng cưới, khi yêu thì “hùng hổ” nhưng khi cưới thì “ăn năn”. Như bài “Uyên ương” cái tựa thơ đã rõ là nói về tình vợ chồng, nhưng sao mà… hoài tiếc, thổn thức với những gì đã qua:....
Có những chiều ta muốn hôn em, rồi khóc
Mùa bình an nào chờ đợi uyên ương?
Nhớ hôm xưa em mảnh khảnh tan trường
Hương trinh khiết ngây ngây chiều nắng lụa
Áo đông phương còn e dè trước gió
Ðôi tà ngoan chưa phỉ sức tung tăng
Bụi trần gian chưa gợn vướng mi cong
Thơ ta sáng theo hồn ta trẻ nhỏ
Nhớ hôm xưa em bình minh thiếu nữ
Môi vô tư chưa bợn nhuốm hơi người
Tay măng tơ chưa vọc nước dòng đời
Tóc bính thảnh thơi chưa phiền khói thuốc
Ta lẽo đẽo theo tình ê ẩm bước
Ðể chiều về nghẹ thấm thía gian nan!
Nhớ hôm xưa em mơ mộng nhẹ nhàng
Hay hát khẻ đôi bài tình man mác
Trang thư nhỏ ép bông hoa, làm dáng
Cài tơ nhung lên tóc mượt, làm duyên
Cười với tình nhưng... tránh vội sang bên
Như thể sợ tình yêu làm lấm áo!
Chim trong tổ biết chi đời giông bão
Em con cưng nào biết tuổi lưu đày
......Với tính cách khác thường của Nguyễn Tất Nhiên như thế, quả nhiên cuộc sống của họ không hạnh phúc lắm, chủ yếu là do “tính nết hoang đàng” cố hữu của Nguyễn Tất Nhiên – như ông thường tự nhận, toàn là “nhẫn nhục cưu mang vợ chồng”. Dù đã có với nhau hai con trai, nhưng hai người thường xuyên có những cuộc “di cư” mỗi người một nơi mỗi khi trong nhà có “giông bão”. Năm 1992, trong một lần Minh Thuỷ dẫn hai con “di cư” như thế thì nghe tin Nguyễn Tất Nhiên đã tự kết liễu đời mình trong một ngôi chùa ở California, Mỹ (họ sang Mỹ từ năm 1978).
Chính Minh Thuỷ cũng không tin ông chọn giải pháp đó dù quá biết tính cách khác thường của ông. Vì những chuyến “di cư” như thế, đối với bà, chỉ là cách để ông “biết điều” hơn với vợ con mà thôi, nhưng than ôi, “chính vì em mà thiên tài chán sống”, ông đã từng cảnh báo như thế trong một bài thơ thời còn độc thân rồi mà.
-------------------------
Đoàn Vị Thượng
Phạm Thị Minh-Hưng-Từ 07-12-2012 ptminhhung56@gmail.com Hay: minhhungp@gmail.com Tranh_Nguyễn Sơn
Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013
Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013
Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013
Thu Vàng_Phan Hạnh - NguyenSon
Hình ảnh mùa Thu chụp ở High Park Toronto trong hai ngày 17 và 18-10-2013.
Phan Hạnh, Toronto 18-10-2013.
**
Ảnh NguyễnSon:
Muốn xem thêm những hình ảnh khác. Xin bấm dưới đây để xem.
Just another WordPress.com weblog
__._,_.___
Hương Đời_PTMH_Đinh Diễm Hương
Tặng Út Hương:
Em nhớ nhung chi để nhuốm buồn,
Em nhớ nhung chi để nhuốm buồn,
Một thời áo trắng mộng tơ vương...
TRĂNG MƠ_PTMH
TRĂNG MƠ
Ánh trăng vằng vặc lung linh
Ánh vàng ảo mộng, cõi tình chơi vơi
Gió bay nhẹ, lá vàng rơi
Mơ màng ngỡ bước chân ai qua mành
Tình ơi, biết có còn xanh
Xanh màu ước hẹn mong manh thuở nào
Tình trang vở mới ngọt ngào
Mơ màng áo trắng, chiêm bao một thời
Trăng vàng, vẫn ánh trăng ngời
Tìm đâu bóng dáng xa khơi, ngậm ngùi
Vấn vương chi nữa, ơi người!
Bên trăng một bóng, lẻ loi, bẽ bàng...
Xa rồi tháng mộng ngày vàng
Còn chăng kỷ niệm, muộn màng, hư vô
Hồn trăng lạc bước vào thơ
Gởi bao nỗi nhớ bên bờ dở dang
Tiếng đàn ai, khúc thở than
Xanh xao giấc mộng, canh tàn, hồ mơ.
Gió bay nhẹ, lá vàng rơi
Mơ màng ngỡ bước chân ai qua mành
Tình ơi, biết có còn xanh
Xanh màu ước hẹn mong manh thuở nào
Tình trang vở mới ngọt ngào
Mơ màng áo trắng, chiêm bao một thời
Trăng vàng, vẫn ánh trăng ngời
Tìm đâu bóng dáng xa khơi, ngậm ngùi
Vấn vương chi nữa, ơi người!
Bên trăng một bóng, lẻ loi, bẽ bàng...
Xa rồi tháng mộng ngày vàng
Còn chăng kỷ niệm, muộn màng, hư vô
Hồn trăng lạc bước vào thơ
Gởi bao nỗi nhớ bên bờ dở dang
Tiếng đàn ai, khúc thở than
Xanh xao giấc mộng, canh tàn, hồ mơ.
Phạm Thị Minh-Hưng.
Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013
Cảnh Đẹp Mùa Thu Canada - Phan Hạnh_NTH_NTH
Thứ Ba 01 tháng Mười
2013
tại Toronto
Caledon Equestrian Park,
Grange Sideroad trong vùng Caledon
Cheltenham Badland (chúng tôi quen gọi là Đất Đỏ) trên đường Olde Base Line
Một nông trại
gần Monocliff Provincial Park ở Aurora
Một dinh cơ hằng mấy chục mẫu trên đường Olde Base Line
Kariya Japanese Garden in Mississauga
Jack Darling Park in Mississauga
một tấm ảnh "behind the scene"
**
Hình cảnh mùa thu - Ngày 2: Niagara Falls - Phan Hạnh
Thứ Tư-02/10/2013
**
Hình cảnh mùa thu - Ngày 2: Niagara Falls - Phan Hạnh
Thứ Tư-02/10/2013
Ngày
thứ nhì của chuyến đi chụp ảnh cảnh mùa thu, chúng tôi đi Niagara
Falls. Địa điểm dừng chân đầu tiên là Dufferin Islands. Sáng
sớm của một ngày giữa tuần, nơi này vắng vẻ, chúng tôi cảm thấy tự do.
Mưa phùn rơi hạt li ti, trời không nắng, gió hiu hiu làm mặt nước lăn
tăn gợn sóng. Vài cặp vịt bơi chầm chậm nhởn nhơ. Chúng tôi sắp đặt máy
ảnh ra quân. Bóp cò bắn. Chỉ có tiếng chập cạch thay vì tiếng nổ đoành.
Hầu
như mùa thu năm nào tôi cũng đến nơi này và chỉ thấy cảnh vật ngày càng
đẹp thêm trong khi sức khỏe của con người giảm dần theo tuổi tác. Bước
chân ngại ngần nơi đường trơn, nơi triền dốc. Tâm trí phân vân không
biết có nên "mạo hiểm" xách máy đến điểm đứng nào đó để lấy được một góc
nhìn ưng ý.
Vũng nước xoáy Whirlpool nơi sông Niagara bẻ ngoặc dòng chảy
Một sự bất ngờ thích thú đến với tôi khi chúng tôi ghé vào Botanical
Gardens và trông thấy lần đầu
tiên trong đời hoa nghệ mùa thu (autumn crocus). Vì nơi đây cũng chính
là trường dạy trồng hoa kiểng (Niagara Parks School of Horticulture) cho
nên hoa nghệ có thể được trồng và to đẹp hơn hoa dại tuyết nghệ nở hoa
khi cuối đông.
Behind the scene: NAG TKL đang đứng trầm ngâm tìm cảm hứng bên bờ sông Niagara
Ảnh
vệ tinh của Google Map cho thấy nơi dòng chảy sông Niagara gặp bờ đá
cứng phải bẻ góc và tạo nên Vũng Nước Xoáy (Niagara Whirlpool)
Thursday October 03/2013:
Ảnh mùa thu ngày 3: Muskoka
Ngày thứ ba của chuyến đi chụp ảnh cảnh mùa thu năm 2013, sáng sớm chúng tôi lái xe từ Toronto đi lên hướng bắc. Điểm dừng chân đầu tiên là Gravenhurst khi nắng sớm vừa lên và sương mù còn lãng đãng trên mặt nước của những ao hồ.
Phần bên phải bức ảnh cho thấy sương chưa tan hết. Xe dừng bên đường nơi một lối cong, bấm vội vài kiểu xong là lên xe đi tiếp. Gã chân yếu, già nhất trong bọn ba người, lóng cóng lạng quạng mất thăng bằng suýt nữa làm thân cò lộn cổ xuống ao.Càng đi xa theo HWY 11 về hướng bắc, chúng tôi càng gặp nhiều hồ tĩnh lặng hơn với màn sương là đà và vài dải mây lác đác trên bầu trời. Những hạt mưa thu lất phất mịn màng rơi trên da mặt chỉ làm cho chúng tôi tỉnh táo và hứng khởi thêm.Chúng tôi quan niệm đi chụp ảnh nếu thu vào ống kính được ảnh đẹp vừa ý thì tốt; nếu không thì vẫn không thất vọng và vẫn đùa vui xem đó như là một chuyến đi ngắm cảnh.Sau khi vào phố chính của Bracebridge ăn trưa trong một nhà hàng Thái (nhưng hai cô hầu bàn là sinh viên da trắng của trường Georgian College làm việc thêm để kiếm tiền đi học), chúng tôi lái xe theo xa lộ 117 để lên Dorset là vùng cao hơn nhìn xuống hồ tên Lake of Bays.Hồ Lake of Bays có hình dáng như một nhánh san hô lồi lõm với vô số vịnh bãi đúng theo tên gọi. Có chỗ rộng phình và cũng có chỗ hẹp như một con sông. Hồ này nằm trong quận hạt Muskoka và Muskoka được xem là vùng của dân giàu xây nhà nghỉ hè.
Có những con đường lót sỏi xuyên rừng dẫn vào những ngôi nhà ẩn khuất. Cảnh vật im vắng, không xe cộ, không người, thỉnh thoảng chỉ có một con sóc sọc đất (chipmunk) từ dưới lùm cây chạy ra ngó láo liên xong vụt biến. Ba gã chụp hình này cũng là "nuts" đấy nhưng loại "nuts" này ăn không dô. Hihihi...Cảnh thu bên lề xa lộ 117. Vì xa lộ xẻ xuyên qua vùng núi cho nên hai bên đường có nhiều vách đá đóng rong rêu mà qua cái nhìn của mấy tay NAG vớ vẩn lại cho đó là đẹp.Trạm đến cuối cho một ngày chụp ảnh là tháp quan sát trên đỉnh núi (Dorset Scenic Lookout Tower), từ đó có thể nhìn xuống một phần của Lake of Bays (rộng hơn 400km2). Cả 3 đứa chúng tôi đều hơi oải nên thay vì leo mấy chục nấc thang sắt lên tháp, chúng tôi chỉ đứng dưới đất men theo rìa rào chỉa máy ảnh ra chụp vớt vát cảnh trời chiều.Google Map: bản đồ Lake o f Bays
Thu Quyến Rũ - Mai Hương - Đoàn Chuẩn
Thứ 6-04/10/2013
Ngựa và Sương Mù
Tôi đặt tựa cho phần cuối này là Ngựa Và Sương Mù để tỏ lòng
ngưỡng phục người bạn nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Tăng Khánh Lượng. Anh
là một tay chụp hình giàu kinh nghiệm với lòng đam mê nghệ thuật nhiếp
ảnh hơn mọi thứ trên đời. Tác phẩm nhiếp ảnh phóng lớn 30X45in.của anh
được mua và trưng bày tại một số cơ sở kinh doanh tại Hoa Kỳ.
Ngày
đầu tiên của chuyến đi Canada 5 ngày chụp ảnh, khi qua vùng Caledon
phía bắc của Brampton với những dải đồi thấp chập chùng và các trang
trại nuôi ngựa, NAG T.K.Lượng đã thấy mê và ước ao chụp được một
tấm ảnh nghệ thuật với đề tài Ngựa Và Sương Mù trong mùa thu.
Muốn
có cảnh sương mù cũng dễ thôi, chịu khó thức dậy sớm, uống một ly cà
phê, đến địa điểm sớm khi mặt trời chưa lên và chực chờ ngựa được chủ mở
cửa chuồng thả ra cánh đồng cỏ non xanh mướt một màu. Ngựa chưa ra ăn
cỏ thì tạm chụp cảnh sương mù qua rừng cây.
NAG
thứ ba là Lương Anh Vũ là người trẻ nhất trong bọn, thế hệ 1960, từng
chụp ảnh cưới
cho nhiều khách hàng người Canada, rất năng động, rất nhiệt tình, sẵn
sàng hỗ trợ hai tay già, vác phụ chân máy, dừng xe lại ở bất cứ nơi nào
theo lời yêu cầu.
Đây
rồi ba yếu tố ắt có và đủ: sắc thu, sương mù, ngựa. Sắc thu và sương mù
dư thừa, nhưng ngựa đâu mà chỉ có một con lẻ loi như thế này? Chuyện
nhỏ, NAG T.K.Lượng đã có cách: giả tiếng ngựa. Anh bắt loa miệng và bắt
đầu hí. Tiếng hí của anh nghe y hệch như tiếng ngựa. Đang chụp ảnh ở
hướng khác, nghe tiếng hí, tôi quay lại thì hóa ra là ngựa Lượng.
Tôi
hỏi anh gọi nó để làm gì; anh bảo để cho nó ngước mặt lên, cho nó đổi
thế đứng, xoay ngang người, tiến lại gần anh, v.v. Anh bấm một loạt với
nhiều góc độ để về nhà ráp lại thành ảnh màn ảnh rộng có thể in ra một
bức ảnh chiếm nguyên bức tường của một cửa tiệm.
Tôi
là dân chụp hình tài tử cho vui và may lắm là chỉ để khoe chơi với bạn
bè. Thấy anh chụp, tôi cũng bắt chước chụp. Thỉnh thoảng bấm được pose
vừa ý, anh mừng lắm khoe tôi và xin nhận xét. NAG Vũ lâu lâu cũng góp ý
và ý của Vũ trở thành ý kiến hay nhất: "Ước gì có một con ngựa trắng!"
Lời
ước của Vũ không ngờ trở thành sự thật. Sau khi đi đến một trang trại
khác, chúng tôi thấy hai con ngựa một đen một trắng đang nhẩn nha cắn cỏ
ngậm vành. Xe dừng ngay lại bên đường và tắt máy. Toán biệt kích vội vã
mang vũ khí chiến lược ra để tác xạ. NAG Lượng dựng chân ba càng súng
đại liên Nikon D5200 với một giàn ống kính đủ loại, NAG Vũ trung liên
Canon EOS Rebel T5I, NAG Phan Hạnh... súng lục Nikon D90
Shoot! Shoot!
Shoot!
NAG
Lượng say men chiến thắng mang nguyên cây đại liên tiến đến sát hàng
rào và vô tình vịn tay lên. Không ngờ chiến sĩ ta giật nẩy người rụt tay
lại thật nhanh. Chuyện gì xảy ra vậy? Xin thưa: hàng rào có truyền mắc
giây điện sát dọc mặt trong của các thanh gỗ. Dòng điện nhẹ thôi, chỉ
gây cảm giác tê tê ca hát. (Hahaha... ảnh này do Phan Hạnh chụp lén).
Sứ mạng đã hoàn tất! Chiến sĩ ta thử dựa tay lên hàng rào xem nó tê tê ca hát như thế nào. Nhằm nhò gì ba cái lẻ
tẻ. Chụp được tấm ảnh Ngựa Và Sương Mù vừa ý đã lời chán!
Phan Hạnh tường trình 09/10/2013.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)