Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Phượng Tím Thương_PTMH - Xuân Hạ Thu Đông_Nguyễn Văn Hoa




Phượng Tím Thương

Phượng tím rợp trời, phượng tím mơ
Màu hoa bát ngát, gió ngu ngơ 
Tung bay cánh tím, màu nhung lụa
Phượng tím nồng nàn thắm ước mơ


Phượng tím mơ màng rơi lối nhỏ
Yêu kiều dáng ngọc bước bơ vơ,
Khung trời tím biếc, nồng hương sắc
Mộng ước, duyên thề ướm tóc tơ...


Phượng tím màu hoa tôi đã yêu,
Nhẹ nhàng gió cuốn cánh liêu xiêu
Tâm hồn nhuộm tím, buồn như phượng
Nắng đổ chiều hoang, bước quạnh hiu...

Phượng tím, ngọt ngào thương mến ơi,
Màu hoa dấu ái lịm hồn tôi
Thoảng hương dịu nhẹ hoài tâm tưởng,
Nhớ mãi màu hoa tím tuyệt vời!

Phạm thị Minh-Hưng.
**

 Hàng cau Quê Nội - 01/2013

*
XUÂN HẠ THU ĐÔNG

  Chú ý về: "cách tính đúng ngày thu phân, đông chí, xuân phân, và hạ chí."  Lý do là những ngày này thay đổi tùy năm, chứ không nhất thiết cố định vào một ngày nào đó; thí du, thu phân có thể xảy ra vào ngày 22, 23, hay 24 tháng Cḥín. 

 Ngoài ra, nhiều người lầm tưởng "thu phân," "đông chí," v.v. và "lập thu," "lập đông" (như trong bài ca "ngày lập đông chưa em..."), v.v. là một và chỉ khác nhau ở tên gọi -- điều này hoàn toàn sai lầm.  Để hiểu rõ, chúng ta cần trở lại định nghĩa của các ngày nói trên:


Thu phân - Đông chí:
 
những ngày này thay đổi tùy năm, chứ không nhất thiết cố định vào một ngày nào đó; thí du, thu phân có thể xảy ra vào ngày 22, 23, hay 24 tháng Cḥín.  Ngoài ra, nhiều người lầm tưởng "thu phân," "đông chí," v.v. và "lập thu," "lập đông" (như trong bài ca "ngày lập đông chưa em..."), v.v. là một và chỉ khác nhau ở tên gọi -- điều này hoàn toàn sai lầm.  Để hiểu rõ, chúng ta cần trở lại định nghĩa của các ngày nói trên.

Thu phân và xuân phân 
Lúc bắt đầu mùa thu và mùa xuân theo Tây phương, là hai thời điểm đường xích đạo của quả đất đi ngang qua tâm điểm của mặt trời và là lúc ngày đêm dài bằng nhau. Thu phân và xuân phân trong ngành Thiên văn được goi là bắc phân điểm và nam phân điếm.
-- Mặt khác, 

 Hạ ch́i và đông chí 

Lúc bắt đầu mùa hạ và mùa đông, là thời điểm quả đất gần và xa mặt trời nhất và là lúc ngày dài và ngắn nhất.  Hạ chí và đông chí được gọi là bắc chí điểm và nam chí điểm.

Vấn đề là quả đất không phải quay quanh mặt trời trong vòng 365 ngày hay 366 ngày (năm nhuận) chẵn tròn mà là 365.242199 ngày.  Ngay cả con số này cũng xê xích chút ít tùy từng năm, tùy theo vị trí tương đối của quả đất đối với cách hành tinh khác. Do đó, các phân điếm và chí điểm thay đối tùy năm, như trong bảng kê sau đây.  Xin để ý giờ ghi trên bảng kê là giờ quốc tế.

Universal Time date and time of equinoxes and solstices on Earth
Event Northward
equinox
Northern
solstice
Southward
equinox
Southern
solstice
Month March June September December
Year
Day Time Day Time Day Time Day Time
2010 20 17:32 21 11:28 23 03:09 21 23:38
2011 20 23:21 21 17:16 23 09:04 22 05:30
2012 20 05:14 20 23:09 22 14:49 21 11:12
2013 20 11:02 21 05:04 22 20:44 21 17:11
2014 20 16:57 21 10:51 23 02:29 21 23:03
2015 20 22:45 21 16:38 23 08:20 22 04:48
2016 20 04:30 20 22:34 22 14:21 21 10:44
2017 20 10:28 21 04:24 22 20:02 21 16:28
2018 20 16:15 21 10:07 23 01:54 21 22:23
2019 20 21:58 21 15:54 23 07:50 22 04:19
2020 20 03:50 20 21:44 22 13:31 21 10:02


Tuy nhiên, nhờ chu kỳ 365 ngày trên lịch được điều chí̉nh bốn năm một lần (năm nhuận), những ngày thu phân, đông chí, v.v. không xê dịch quá xa mà nằm trong các ngày sau đây:


Ngày Tháng Ngày
Thu phân Chín 22, 23, hay 24
Đông chí Mười Hai 20, 21, 22, hay 23
Xuân phân Ba 19, 20, hay 21
Hạ chí Sáu 20, 21, hay 22

Khác với ý niệm phân và chí điểm nói trên, lập thu, lập đông, v.v. là ngày bắt đầu mùa thu, mùa đông ("bắt đầu lạnh để khởi mùa đông"), v.v. căn cứ theo tiết trời, có lẽ quan sát được ở Bắc kinh bên Tàu, dùng âm lịch.  Các tiết ấy như sau:

Tiết Tháng âm lịch Ngày âm lịch
Lập thu Tám 7 hay 8
Lập đông Mười Một 7 hay 8
Lập xuân Hai 4 hay 5
Lập hạ Năm 5 hay 6

Tiết lập thu năm nay nhằm ngày 7 hay 8  tháng Tám âm lịch, nhằm ngày 11 hay 12 tháng Cḥín dương lịch, tức là đi trước ngày thu phân 9 hay 10 ngày.

Theo thiển ý, ngày xưa các phân và chí điếm của Tây phương và các tiết tương ứng của Đông phương tương đối gần nhau.  Nhưng đến năm 1582, Đức Giáo hoàng Gregory XIII cải tổ dương lịch cho gần đúng với sự chuyển động của quả đất chung quanh mặt trời thì dương lịch được dời (lui mất đi) 12 ngày thì "đông" và "tây" trở nên cách xa.  Tuy nhiên, điều này chỉ là giả thuyết của người viết.

Tóm lại, ngày nay nếu ta dùng "tiết lập thu" mà áp dụng cho "thu phân" thì chẳng khác gì dùng ngày Tết Nguyên đán mà so sánh với giao thừa trong dương lịch cúa Tây phương.
-*NGUYỄN VĂN HOA [Bismarck, North Dakota, USA.]

*********************************

**Tản mạn đôi chút:



Ở Saigon , "Miền Nam mưa nắng hai mùa" , nắng wá ... chỉ mong cho mưa để bớt nóng , mưa wá ... ngập-lụt "lóp ngóp" chỉ biết mong cho sớm tới mùa khô ...thì lại nắng-nóng và tiếp-tục ... mong mùa mưa tới ...
     "Nắng Sài-Gòn Anh đi mà chợt mát
       Bởi vì Em mặc áo lụa Hà Đông"
Đó là trong thi-ca thui , thực-tế khi đang nắng-nóng Em "chơi" chiếc áo lụa mỏng càng khiến 2 cái vệt "ẩm" nằm ngay phía "dưới vai" thêm "rõ nét" ... Anh càng muốn "điên" , chẳng "mát" tí nào !
        Nói túm-lại là , Saigon , Miền Nam không có mùa Thu !
Chiều Thu Saigon Tango :
"Ai bảo Sài Gòn không có mùa Thu ?"
Chính lời ca đã nói lên rằng Thu Saigon rất "yếu" , rất "hời-hợt" ... !
Bởi-vì không có , không thể có bài "Ai bảo Paris không có mùa Thu ?"
Mùa Thu Paris , Thái Thanh :

MÙA THU PARIS
Mùa Thu Paris rất rõ nét , rất chính-xác , chỉ trong 1, 2 tuần-lễ từ ngày 23-Septembre ... lá chớm vàng-úa bay rơi đầy đường ... cành cây khẳng-khiu trơ-trụi ... mưa-gió lạnh-lùng u-ám ... "Mít Ướt" càng thêm nhớ nhà , nhớ quê ... nhớ-thương  "Nắng ấm Sài Gòn" .... nhớ-thương "Áo lụa Hà-Đông"
CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ - TCS - Trịnh Vĩnh Trinh




Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Ảnh xưa & Thanh Lan_Tuổi biết buồn trước 1975


Tác giả: Ngọc Chánh và Phạm Duy

Lời bài hát
========

Buồn đã tới rồi, một buổi sáng mưa rơi
Mưa đã cuốn mây về dĩ vãng xa vời
Ôi những bước chân chim có nhớ vườn hồng,
Nhớ khung cửa song... và còn nhớ tới em không?

Buồn đã tới rồi, một chiều tím trên sông
Làm cho úa vàng từng mộng ước tươi hồng
Ôi những chú nai tơ, Công Chúa rừng già,
Nơi hoang đường xa, cửa đã khép ngăn em về.

Nhớ bé xưa đùa chơi, đuổi nhau dưới bóng hàng cây
Nấu nướng hay nhảy dây, vòng chơi cuốn theo tuổi say
Nụ hoa dắt trên đầu, tặng nhau đứng bên cầu,
Ai ngờ dòng đời đang cuốn mau.

Buồn đã biết rồi thì chờ đến cơn vui
Bàn chân ấu thời dần mạnh bước chân đời
Mang dĩ vãng trong tay trên quãng đường dài
Lưu vật còn đây, rồi còn tiếc thơ ngây hoài.

Buồn đã tới rồi, một buổi tối không trăng
Tình len lén vào cửa mở lớn tim nàng
Ôi những phút say sưa, những phút dịu dàng,
Yêu người mà sao lòng còn mãi mãi băn khoăn.

Buồn đã tới rồi, cả một trắng đêm khơi
Tình đã hoen màu vàng cả tóc mây ngời
Ôi những mối dây tơ đã rối mù rồi
Oan tình đầy vơi mở rộng lưới giam bao người.

Nhớ lúc vai kề vai, dìu nhau đi giữa hàng dương
Thấy bóng soi hồ trong, ngừng chân dưới gốc đồi thông
Nụ hôn lúc ban đầu Thần Tiên dẫn ta vào,
Ai ngờ... cuộc tình tan vỡ mau.

Buồn đã biết rồi từ thuở biết thương yêu
Tình sẽ lớn dần và buồn sẽ thêm nhiều
Mang những vết thương đi trong cõi đời dài
Ôi tuổi buồn ơi! Tuổi còn mài theo ta hoài.
**ptmh--


Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

MÙA THU CHẾT - Nếu một mai em sẽ qua đời_Nguyên Thảo_PD



Mùa Thu Chết

Mùa thu chết là tên một bài hát của Phạm Duy sáng tác năm 1965, phổ từ bài thơ tiếng Pháp L'Adieu của Guillaume Apollinaire. Bài này rất nổi tiếng trong thập niên 70 tại Sài Gòn, và gắn liền với tên tuổi ca sĩ Julie (Quang). (3)

"Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, đã chết rồi. Em nhớ cho!
Em nhớ cho,
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!
Trên cõi đời này, trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Từ nay mãi mãi không thấy nhau...
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
Vẫn chờ em, vẫn chờ em
Vẫn chờ....
Vẫn chờ... đợi em!"
Mùa Thu Chết (Phạm Duy)
*
Bài thơ  Thạch Thảo Tình Buồn dưới đây, cảm tác 
từ câu chuyện tình thương đau của Ami và Edible
- Edible hái hoa Thạch Thảo tặng Ami, 

hoa trên sườn núi, chàng leo lên hái hoa, đang muốn
thả cụm hoa xuống cho Ami, bỗng, choáng váng, trượt chân,

chàng đã bị té rơi xuống vực sâu...cánh tay còn vẫy người yêu, 
Ami đang còn cầm cành hoa Thạch Thảo màu tím...
chàng nở nụ cười mãn nguyện, gọi Ami " Đợi anh em nhé"!

" Xin đừng quên tôi " 
- Và...Edible đã ra đi mãi mãi...



Calluna vulgaris


Thạch Thảo Tình Buồn.

Anh đi ngày ấy, tím phương trời,
Tình buồn héo hắt đắng bờ môi,
Mùa Xuân anh dấu trong đôi mắt,
Em về lạc bước, giấc chơi vơi.
*
Anh nhớ không, ngày xưa có nhau,
Tình yêu thắm thiết mộng ban đầu,
Lối cũ giờ rêu phong mây xám,
Tình đầu hay tình cuối, thương đau.
*
Mùa Thu đã chết - Mộng tan tành,
Nắng thu se sắt, lá thôi xanh,
Mình em vàng võ tìm hư ảnh,
Trời chẳng thương mình, ngắt nụ xanh.
*
Thạch Thảo tình buồn, tím đời nhau,
Gió về xao xác lá úa màu,
Anh hỡi, kiếp sau, chờ nhau nhé,
Tình ta diễm tuyệt, ngát hương cau.


Phạm Thị Minh Hưng


*
Guillaume Apollinaire


L'Adieu

J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souvients-toi que je t'attends.

*
Lời Vĩnh Biệt - Bùi Giáng dịch

(1)
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đuợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ...

(2)
Ðã hái nhành kia một buổi nào
Ngậm ngùi thạch thảo chết từ bao
Thu còn sống sót đâu chăng nữa
Người sẽ xa nhau suốt điệu chào
Anh nhớ em quên và em cũng
Quên rồi khoảnh khắc rộng xuân xanh
Thời gian đất nhạt mờ năm tháng
Tuế nguyệt hoa đà nhị hoán tam

(3)
Mùa thu chiết liễu nhớ chăng em ?
Ðã chết xuân xanh suốt bóng thềm
Ðất lạnh qui hồi thôi hết dịp
Chờ nhau trong Vĩnh Viễn nguôi quên

Thấp thoáng thiều quang mỏng mảnh dường
Nhành hoang thạch thảo ngậm mùi vương
Chờ nhau chín kiếp tam sinh tại
Thạch thượng khuê đầu nguyệt diểu mang

Xa nhau trùng điệp quan san
Một lần ly biệt nhuộm vàng cỏ cây
Mùi hương tuế nguyệt bên ngày
Phù du như mộng liễu dài như mơ
Nét mi sầu tỏa hai bờ
Ai về cố quận ai ngờ ai đi
Tôi hồi tưởng lại thanh kỳ
Tuổi thơ giọt nước lương thì ngủ yên


Mùa Thu Chết - nhạc Phạm Duy - Lệ Thu hát 

**
Truyền thuyết buồn mà lãng mạn về hoa Thạch Thảo:
 
"Kể rằng ngày xưa ở một ngôi làng vùng ngoại ô có một đôi trai gái là Ami và Edible. Hai người này sống cạnh nhà nhau từ nhỏ và họ chơi với nhau rất thân.

Ngày tháng dần trôi, cô bé và cậu bé của ngày ấy nay đã trưởng thành. Edible giờ đây là một người có gương mặt khôi ngô, tuấn tú, dáng người cao cao và là tầm ngắm của biết bao cô gái trong làng. Nhưng anh không để ý tới ai cả vì trong lòng anh đã có hình bóng của người ấy, người con gái mà anh yêu chính là cô bé hồi đó bây giờ cũng đâu còn bé nữa đâu. Với làn da trắng, đôi môi mỏng, nho nhỏ, hồng hồng, xinh xinh cùng với mái tóc bồng bềnh màu gỗ nâu, những đường cong xoăn ôm lấy bờ vai nhỏ bé và khuôn mặt khả ái của Ami làm bao nhiêu chàng trai say đắm và mong ước có được trái tim nàng. Nhưng Ami chỉ đồng ý lấy ai thoả mãn được yêu cầu đó là đem về cho nàng một loài hoa lạ và nàng cảm thấy thích. Biết bao nhiêu chàng trai đã thử và đều lắc đầu bỏ cuộc. Không ai có thể tìm ra loài hoa mà nàng thích kể cả Edible người hiểu rõ tính cách của nàng nhất.


Ami và Edible thường hay cùng nhau vào rừng. Ami hái nấm còn Edible săn thú.

Vào cái ngày hôm ấy, lúc hoàng hôn khi mà giỏ nấm của Ami đã đầy và Edible cũng đã săn được một chú nai rừng. Hai người cùng nhau đi về, nhưng hôm nay họ ko về đường cũ như mọi khi nữa mà họ đã rẽ sang đường khác. Trên đường về, họ cùng nhau trò chuyện và ngắm cảnh rừng núi. Bỗng Ami nói lớn, gọi Edible và chỉ cho anh bụi hoa dại màu tim tím mọc trên vách núi cao: "Chính là nó, loài hoa ấy, Ami thích, rất thích”.


Edible nhìn lên bụi hoa rồi nói với Ami:

- Ami đứng đây chờ tôi, tôi sẽ hái xuống cho Ami

- Không, không được. Edible vách núi cao và nguy hiểm lắm

- Nhưng đó là loài hoa Ami thích, Edible sẽ lấy xuống cho Ami.

- Không, Ami không cho Edible đi.

Lúc đó, Edible nhìn Ami mỉm cười rồi dùng ngón tay trỏ cốc nhẹ vào trán Ami:” Ami ngốc, đứng đây chờ anh, anh sẽ quay trở lại, sẽ mang nó xuống cho Ami, sẽ mang hạnh phúc đến cho Ami mãi mãi”.

Nói xong anh từ từ leo lên vách núi ấy. Mặc cho Ami ngăn cản. Vách núi cao dựng đứng thật nguy hiểm không cẩn thận trượt chân thôi là mất mạng ngay.

"Được rồi, cuối cùng thì Edible cũng làm được" -  Edible nắm được bụi hoa trong tay quay xuống nói với Ami nhưng tại sao tự nhiên anh lại cảm thấy chóng mặt quá.

Sao dưới mặt đất bây giờ lại có nhiều Ami thế. Anh bình tĩnh lại, quay xuống nói với Ami: "Ami! Edible làm được rồi, anh làm được rồi nhé!”

Anh thả bụi hoa xuống cho Ami rồi sau đó tìm cách leo xuống. Lạ quá, đầu anh đau lắm, mắt không còn nhìn thấy gì nữa chóng hết cả mặt. Đau quá, anh không thể minh mẫn được nữa. Tay anh mỏi dần, chân mềm nhũn ra…

- Edible…..KHÔNG…..Ami hét lên khi thấy Edible đang rơi xuống, thả người trong không trung.

Anh quay mặt về phía Ami nói: "xin đừng quên tôi" rồi nở nụ cười mãn nguyện và anh đã đi xa xa mãi.


Ami ngồi đó, ngồi bên bờ vực thẳm, ngồi như người mất hồn, không nói, không cười tay cầm lấy bụi hoa tim tím ấy. Cô ngồi đó cho đến khi người trong làng vào tìm kiếm và đưa cô về.

Một mình cô về được thôi còn Edible thì giờ đã không về được nữa rồi. Ami không khóc, cô không ăn uống gì cả, suốt ngày chỉ lặng lẽ ngồi trong vườn chăm sóc cho bụi hoa tim tím ấy, bụi hoa khiến cho Edible không về được nữa.

Cứ như thế trong suốt một thời gian, cho đến một ngày cô đã chìm vào giấc ngủ dài, dài đến nỗi không bao giờ tỉnh lại và trong giấc ngủ đó chắc chắn 1 điều rằng cô và Edible đã gặp được nhau và họ là của nhau mãi mãi.

Sau khi Ami chết đi loài hoa tim tím ấy được người dân trong làng chăm sóc cẩn thận. Ai ai cũng thương xót cho đôi tình nhân trẻ.

Ban đầu họ đặt tên cho nó là Forget me not, sau nhiều năm và qua được trồng ở nhiều nước nó lại có những cái tên khác nhau như Muget De Mai (Pháp), Thạch Thảo (Việt Nam)…

Và những đôi tình nhân trẻ thường tặng cho nhau loài hoa này để rồi sẽ mãi mãi không quên nhau, sẽ luôn ở bên nhau cho dù là chết."

Đó là câu chuyện tôi đọc được trên mạng. Giờ chẳng thể tìm ra đâu tình yêu lãng mạn như thế nhưng sao vẫn cứ thích.

Bài hát "Mùa thu chết" có lẽ cũng dựa vào truyền thuyết này mà viết nên chăng? Cả bài hát là sự chia ly mãi mãi, là sự đau buồn.