Phượng Tím Thương
Phượng tím rợp trời, phượng tím mơ
Tung bay cánh tím, màu nhung lụa
Phượng tím nồng nàn thắm ước mơ
Yêu kiều dáng ngọc bước bơ vơ,
Khung trời tím biếc, nồng hương sắc
Mộng ước, duyên thề ướm tóc tơ...
Phượng tím màu hoa tôi đã yêu,
Nhẹ nhàng gió cuốn cánh liêu xiêu
Tâm hồn nhuộm tím, buồn như phượng
Nắng đổ chiều hoang, bước quạnh hiu...
Phượng tím, ngọt ngào thương mến ơi,
Màu hoa dấu ái lịm hồn tôi
Thoảng hương dịu nhẹ hoài tâm tưởng,
Nhớ mãi màu hoa tím tuyệt vời!
Nhớ mãi màu hoa tím tuyệt vời!
Phạm thị Minh-Hưng.
**
Hàng cau Quê Nội - 01/2013
*
XUÂN HẠ THU ĐÔNG
Chú ý về: "cách tính đúng ngày thu phân, đông chí, xuân phân, và hạ chí." Lý do là những ngày này thay đổi tùy năm, chứ không nhất thiết cố định vào một ngày nào đó; thí du, thu phân có thể xảy ra vào ngày 22, 23, hay 24 tháng Cḥín.
Ngoài ra, nhiều người lầm tưởng "thu phân," "đông chí," v.v. và "lập thu," "lập đông" (như trong bài ca "ngày lập đông chưa em..."), v.v. là một và chỉ khác nhau ở tên gọi -- điều này hoàn toàn sai lầm. Để hiểu rõ, chúng ta cần trở lại định nghĩa của các ngày nói trên:
Thu phân - Đông chí:
những ngày này thay đổi tùy năm, chứ không nhất thiết cố định vào một ngày nào đó; thí du, thu phân có thể xảy ra vào ngày 22, 23, hay 24 tháng Cḥín. Ngoài ra, nhiều người lầm tưởng "thu phân," "đông chí," v.v. và "lập thu," "lập đông" (như trong bài ca "ngày lập đông chưa em..."), v.v. là một và chỉ khác nhau ở tên gọi -- điều này hoàn toàn sai lầm. Để hiểu rõ, chúng ta cần trở lại định nghĩa của các ngày nói trên.
Lúc bắt đầu mùa hạ và mùa đông, là thời điểm quả đất gần và xa mặt trời nhất và là lúc ngày dài và ngắn nhất. Hạ chí và đông chí được gọi là bắc chí điểm và nam chí điểm.
*********************************
**Tản mạn đôi chút:
XUÂN HẠ THU ĐÔNG
Chú ý về: "cách tính đúng ngày thu phân, đông chí, xuân phân, và hạ chí." Lý do là những ngày này thay đổi tùy năm, chứ không nhất thiết cố định vào một ngày nào đó; thí du, thu phân có thể xảy ra vào ngày 22, 23, hay 24 tháng Cḥín.
Ngoài ra, nhiều người lầm tưởng "thu phân," "đông chí," v.v. và "lập thu," "lập đông" (như trong bài ca "ngày lập đông chưa em..."), v.v. là một và chỉ khác nhau ở tên gọi -- điều này hoàn toàn sai lầm. Để hiểu rõ, chúng ta cần trở lại định nghĩa của các ngày nói trên:
Thu phân - Đông chí:
những ngày này thay đổi tùy năm, chứ không nhất thiết cố định vào một ngày nào đó; thí du, thu phân có thể xảy ra vào ngày 22, 23, hay 24 tháng Cḥín. Ngoài ra, nhiều người lầm tưởng "thu phân," "đông chí," v.v. và "lập thu," "lập đông" (như trong bài ca "ngày lập đông chưa em..."), v.v. là một và chỉ khác nhau ở tên gọi -- điều này hoàn toàn sai lầm. Để hiểu rõ, chúng ta cần trở lại định nghĩa của các ngày nói trên.
Thu phân và xuân phân
Lúc bắt
đầu mùa thu và mùa xuân theo Tây phương, là hai thời điểm đường
xích đạo của quả đất đi ngang qua tâm điểm của mặt trời và
là lúc ngày đêm dài bằng nhau. Thu phân và xuân phân trong ngành
Thiên văn được goi là bắc phân điểm và nam phân điếm.
-- Mặt khác,
Hạ ch́i và đông chí
Hạ ch́i và đông chí
Lúc bắt đầu mùa hạ và mùa đông, là thời điểm quả đất gần và xa mặt trời nhất và là lúc ngày dài và ngắn nhất. Hạ chí và đông chí được gọi là bắc chí điểm và nam chí điểm.
Vấn
đề là quả đất không phải quay quanh mặt trời trong vòng 365
ngày hay 366 ngày (năm nhuận) chẵn tròn mà là 365.242199 ngày.
Ngay cả con số này cũng xê xích chút ít tùy từng năm, tùy theo
vị trí tương đối của quả đất đối với cách hành tinh khác. Do
đó, các phân điếm và chí điểm thay đối tùy năm, như trong bảng kê sau đây. Xin để ý giờ ghi trên bảng kê là giờ quốc tế.
Universal Time date and time of equinoxes and solstices on Earth Event Northward
equinoxNorthern
solsticeSouthward
equinoxSouthern
solsticeMonth March June September December Year Day Time Day Time Day Time Day Time 2010 20 17:32 21 11:28 23 03:09 21 23:38 2011 20 23:21 21 17:16 23 09:04 22 05:30 2012 20 05:14 20 23:09 22 14:49 21 11:12 2013 20 11:02 21 05:04 22 20:44 21 17:11 2014 20 16:57 21 10:51 23 02:29 21 23:03 2015 20 22:45 21 16:38 23 08:20 22 04:48 2016 20 04:30 20 22:34 22 14:21 21 10:44 2017 20 10:28 21 04:24 22 20:02 21 16:28 2018 20 16:15 21 10:07 23 01:54 21 22:23 2019 20 21:58 21 15:54 23 07:50 22 04:19 2020 20 03:50 20 21:44 22 13:31 21 10:02
Tuy nhiên, nhờ chu kỳ 365 ngày trên lịch được điều chí̉nh bốn năm một lần (năm nhuận), những ngày thu phân, đông chí, v.v. không xê dịch quá xa mà nằm trong các ngày sau đây:
Ngày Tháng Ngày Thu phân Chín 22, 23, hay 24 Đông chí Mười Hai 20, 21, 22, hay 23 Xuân phân Ba 19, 20, hay 21 Hạ chí Sáu 20, 21, hay 22
Khác với ý niệm phân và chí điểm nói trên, lập thu, lập đông, v.v. là ngày bắt đầu mùa thu, mùa đông ("bắt đầu lạnh để khởi mùa đông"), v.v. căn cứ theo tiết trời, có lẽ quan sát được ở Bắc kinh bên Tàu, dùng âm lịch. Các tiết ấy như sau:
Tiết Tháng âm lịch Ngày âm lịch Lập thu Tám 7 hay 8 Lập đông Mười Một 7 hay 8 Lập xuân Hai 4 hay 5 Lập hạ Năm 5 hay 6
Tiết
lập thu năm nay nhằm ngày 7 hay 8 tháng Tám âm lịch, nhằm ngày
11 hay 12 tháng Cḥín dương lịch, tức là đi trước ngày thu phân 9
hay 10 ngày.
Theo thiển ý, ngày xưa các
phân và chí điếm của Tây phương và các tiết tương ứng của Đông
phương tương đối gần nhau. Nhưng đến năm 1582, Đức Giáo hoàng
Gregory XIII cải tổ dương lịch cho gần đúng với sự chuyển động
của quả đất chung quanh mặt trời thì dương lịch được dời (lui
mất đi) 12 ngày thì "đông" và "tây" trở nên cách xa. Tuy nhiên,
điều này chỉ là giả thuyết của người viết.
Tóm lại, ngày nay nếu ta dùng "tiết lập thu" mà áp dụng cho "thu phân" thì chẳng khác gì dùng ngày Tết Nguyên đán mà so sánh với giao thừa trong dương lịch cúa Tây phương.
-*NGUYỄN VĂN HOA [Bismarck, North Dakota, USA.]
*********************************
**Tản mạn đôi chút:
Ở Saigon , "Miền Nam mưa nắng hai
mùa" , nắng wá ... chỉ mong cho mưa để bớt nóng , mưa wá ... ngập-lụt
"lóp ngóp" chỉ biết mong cho sớm tới mùa khô ...thì lại nắng-nóng và
tiếp-tục ... mong mùa mưa tới ...
"Nắng Sài-Gòn Anh đi mà chợt mát
Bởi vì Em mặc áo lụa Hà Đông"
Đó là trong thi-ca thui , thực-tế
khi đang nắng-nóng Em "chơi" chiếc áo lụa mỏng càng khiến 2 cái vệt "ẩm"
nằm ngay phía "dưới vai" thêm "rõ nét" ... Anh càng muốn "điên" , chẳng
"mát" tí nào !
Nói túm-lại là , Saigon , Miền Nam không có mùa Thu !
Chiều Thu Saigon Tango :
"Ai bảo Sài Gòn không có mùa Thu ?"
Chính lời ca đã nói lên rằng Thu Saigon rất "yếu" , rất "hời-hợt" ... !
Bởi-vì không có , không thể có bài "Ai bảo Paris không có mùa Thu ?"
Mùa
Thu Paris rất rõ nét , rất chính-xác , chỉ trong 1, 2 tuần-lễ từ ngày
23-Septembre ... lá chớm vàng-úa bay rơi đầy đường ... cành cây
khẳng-khiu trơ-trụi ... mưa-gió lạnh-lùng u-ám ... "Mít Ướt" càng
thêm nhớ nhà , nhớ quê ... nhớ-thương "Nắng ấm Sài Gòn" .... nhớ-thương "Áo lụa Hà-Đông"
CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ - TCS - Trịnh Vĩnh Trinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét