Thơ Nguyễn Tất Nhiên Qua Nhạc Phạm Duy
Chuyện tình nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên
Có
thể nói thơ và chuyện tình của Nguyễn Tất Nhiên trở thành một hiện
tượng nổi bật tại miền Nam vào những năm đầu thập niên 1970.
Ông
làm thơ hay – điều đó là hẳn nhiên, nhưng chuyện tình được “rêu rao”
trong thơ ông khiến dư luận hết sức chú ý. Nguyễn Tất Nhiên yêu rất thật
và thơ ông cũng phản ánh quá thật những tâm tình nóng hổi khi yêu làm
cho giới bạn đọc, nhất là học sinh, sinh viên đều có những đồng cảm sâu
sắc.
Duyên của tình ta con gái Bắc.
Nguyễn
Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh năm 1952, tại Biên Hoà
(Đồng Nai). Năm đệ tứ (lớp 9), ông để ý đến một cô bạn học người Bắc,
tên Bùi Thị Duyên rất xinh đẹp. Chính vào năm đó, Nguyễn Tất Nhiên bắt
đầu làm thơ. Thật đáng kinh ngạc, những bài thơ đầu tay đã có sự cuốn
hút lạ thường nên chỉ vài năm sau đó ông đã sớm nổi danh. Với những bài
thơ này – chủ yếu viết cho Duyên, Nguyễn Tất Nhiên đã tập hợp in thành
tập mang tên “Thiên tai” khi học lớp đệ nhất (lớp 12) và thân hành mang
đi bán tại các lớp trong trường.
Khi tập thơ phát hành, Nguyễn Tất Nhiên nổi tiếng ngay, và vì thế ở
Biên Hoà, người ta bắt đầu đồn thổi về chuyện tình Duyên – Nhiên khắp nơi. Sau này, Bùi Thị Duyên kể:
“Tụi
này biết nhau từ hồi nhỏ, lúc đó còn ngây thơ, tôi chưa nghĩ gì, còn
Nguyễn Tất Nhiên có nghĩ gì hay không thì tôi không biết. Gặp nhau, biết
nhau từ lúc 14 – 15 tuổi. Tôi được Nhiên tặng một quyển thơ mà như anh
nói chỉ có 3 bản chính đặc biệt (trong số 100 bản), một cho Nhiên, một
bản cho tôi, và một bản cho một người quan trọng nào đó. Tôi biết sự
hình thành quyển thơ là từ tôi mà ra chứ không phải không, nhưng thật ra
chúng tôi chẳng có gì hết, bạn bè trong lớp ai cũng biết. Dĩ nhiên là
tôi rất xúc động vì một quyển thơ viết cho tôi. Nhưng tôi đã gặp và nói
với Nguyễn Tất Nhiên rằng mình chỉ là bạn thôi, nếu
Nhiên muốn đi xa hơn nữa thì tôi không gặp Nhiên đâu. Sau đó anh ấy
cũng công nhận chỉ muốn là bạn, nhưng thật ra nói thế cho qua để mà còn
tiếp tục được gặp tôi”.
Cũng cần được
nói thêm, ở Biên Hoà thời ấy có rất nhiều nhà thờ. Là người theo đạo,
Bùi Thị Duyên hay đi lễ, và những buổi sáng hay chiều, anh chàng làm thơ
si tình Nguyễn Tất Nhiên thường ngồi trong quán cà phê bên đường để
ngắm nhìn người đẹp đi ngang qua. Ắt hẳn đã nhận ra tình mình chỉ là đơn
phương, thơ của ông viết cho Duyên đa phần là thở than, trách móc, có
khi rất… dữ dội.
Bài thơ đầu tiên ông
làm cho Duyên đã có tên là “Khúc tình buồn”, sau đó nhạc sĩ Phạm Duy
phổ thành bản nhạc “Thà như giọt mưa”
hầu như ngày nào cũng được phát trên Đài phát thanh Sài Gòn, được giới
học sinh, sinh viên mua, chép, chuyền tay nhau với tất cả sự thích thú
vốn có cũa tuổi trẻ:
“Thà như giọt mưa
Vỡ trên mặt Duyên
Để ta nghe thoáng
Tiếng mưa vội đến
Những giọt run run
Ướt ngọn lông măng
Khiến người trăm năm
Đau khổ ăn năn
Khiến người tên Duyên
Đau khổ ăn năn
Khiến người tên Duyên
Đau khổ muôn niên”.
Với
cái tên Duyên được “rêu rao” trong ca từ một cách thê thiết như thế,
cảm xúc của người nghe như được nhân lên gấp bội, cho nên bản nhạc cũng
như tên tuổi của Nguyễn Tất Nhiên
nhanh chóng được lan truyền rất rộng rãi.
Tiếp
sau bản nhạc đó, và ngoài tập thơ “Thiên Tai”, Nguyễn Tất Nhiên còn tiếp
tục làm nhiều thơ “ai oán” cho Bùi Thị Duyên. Như bài “Duyên của tình
ta con gái Bắc” với những câu… ấn tượng:
.............
Nghe nói em vừa thi rớt Luật
Môi trâm anh tàn héo nụ xa vời
Mắt công nương thầm khép mộng chân trời
Xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng!
(Dù thật sự cũng đáng đời em lắm
Rớt đi Duyên, rớt để thương người!)
...........
Thế
nhưng, dường như trái tim của Bùi Thị Duyên vẫn không hề mềm sũng trước
những bài thơ ướt át đó, thậm chí ngược lại đã có nhiều hờn trách từ
phía
gia đình bà dành cho nhà thơ tài hoa si tình.
Cả
dư luận, trong khi thán phục, tìm đọc thơ của Nguyễn Tất Nhiên cũng bắt
đầu tỏ ý phê phán ông “độc ác” với người-tình-không–trái- tim Bùi Thị
Duyên. Để đến nỗi, khoảng năm 1973, Nguyễn Tất Nhiên thật sự mệt mỏi
(chữ của ông hay dùng trong thơ) với cuộc tình tuyệt vọng của mình và
làm bài thơ coi như là bài cuối cùng dành cho Duyên, trong đó ông “dũng
cảm” tự nhận mình là một “tên quái đản”, là người “cầu danh vọng trên
nước mắt người tình” như một tạ lỗi:
Năm năm trời... ta làm tên quái đản
Cầu danh trên nước mắt của người tình
Năm năm trời có nhục có vinh
Có chua, chát, ngọt, bùi, cay,
đắng...
Có hai mái đầu chia nhau thù oán
Có thằng ta trút nạn xuốn vai em!
Năm năm trời... có một tên Duyên
Ta ca tụng, rồi chính ta bôi lọ
Tình ta đẹp nhưng tính ta còn nít nhỏ
Nên lỗi lầm đã đục màu sông
Nếu em còn thương mến tuổi mười lăm
Xin nuốt hận mĩm môi cười xí xóa
Hồn ta đẹp nhưng đời ta thảm quá
..........
(Tạ lỗi cùng người)
Em hiền như ma soeur.
Cũng
trong thời kỳ Nguyễn Tất Nhiên học đệ nhất (lớp 12) và xuất bản tập thơ
“Thiên tai”, ông có chú ý đến một cô bạn học chung trường khác tên là
Nguyễn Thị Minh Thuỷ.
Minh Thuỷ không
đẹp
bằng Bùi Thị Duyên nhưng cũng xinh xắn, dễ thương, học giỏi nhất
trường, có thể nói là tài năng toàn diện, đặc biệt là hết sức dịu dàng.
Đã biết chắc rằng tình yêu mình dành cho Duyên là vô vọng, Nguyễn Tất
Nhiên tỏ ra săn đón Minh Thuỷ hơn. Vốn có bản tính dịu dàng, Minh Thuỷ
không tỏ ra từ chối tình yêu của nhà thơ mà chỉ im lặng nửa nhận nửa
không. Cứ mỗi khi tan trường, đang đi bên cạnh cô bạn học, nhác thấy
chiếc Honda của Nguyễn Tất Nhiên lạng lại từ xa là Thuỷ vội đẩy bạn ra
phía ngoài, còn mình đi bên trong để tránh tiếp xúc trực tiếp. Những lần
như thế, thư từ, quà cáp của nhà thơ được cô bạn nhận giúp và sau đó
chuyển lại cho Thuỷ. Bà kể về thời đó: “Có lần anh ấy dúi vào tay bạn
tôi một cái bọc và nói trước
khi phóng xe đi: “Thuốc bổ óc đó, một cho Dung (tên bạn tôi) và một cho
Thuỷ, ráng thức để mà học thi”. Tôi cũng cảm động, vui vui một chút.
Anh chàng làm thơ mà cũng biết điệu đó chứ”.
Tuy
vậy, khi thấy “hiện tượng” mối tình Nhiên – Duyên rộ lên cả trường, cả
tỉnh, cả miền Nam, Minh Thuỷ cũng rất dè chừng. Lần nọ, bà quyết định
gom hết tất cả quà cáp, thư tình của Nguyễn Tất Nhiên lâu nay gửi cho
mình đem đến nhà bạn, nhờ bạn trả lại hết. Sự kiện đó đã làm cho nhà thơ
si tình chấn động. Ông viết ngay bài thơ “Kẻ tự đóng đinh tim” cho Minh
Thuỷ:
Vì chẳng được cầm tay nhau kể lể
Nên chuyện tình cứ thế, thảm hơn
Chúa cũng cau mày ngắm nỗi cô đơn
Của
một kẻ đóng tim mình trên thập giá!
Chiều em đi học về, thơm tóc thả
Áo suông eo trinh bạch cả giáo đường
Ta ngọt ngào gọi khẽ, người đi luôn
Nên lũ thiên thần bỗng nhiên thất chí
Bay xuống trần gian làm thi sĩ
Nâng Thánh Kinh mà hát thơ tình
Có con chiên nào thoáng ngạc nhiên
Rồi lại đắm chìm trong vần nhã nhạc…
Chiều em đi học về, chim trắng bước
Ngang giáo đường nhòe nhoẹt màu vôi phai
Có động lòng xin hãy rút khăn tay
Lau giùm mắt kẻ xương bày trên thánh giá
Là ta đó, em ơi, đang tầm tã
Mưa đầy hồn đau đớn thương thân
Lỡ yêu tín đồ phải chấp nhận gian
truân
Phải muối mặt giao du cùng quỷ sứ
Tính nhân hậu đã hồi nào hóa dữ
Chỉ vì em lành lặn quên chàng
Chỉ vì em… gõ nhẹ cửa thiên đàng
Bình thản gửi cho hai hàng bím tóc!
Vì chẳng được ra đường đứng, khóc
Nên hình hài cứ thế, ốm o hơn
Đời không dung đứa tự thị ngông cuồng
Người cũng thế nhìn ta chán ghét
Ta điên đảo, người đâu cần hay biết
Ta té lên té xuống chẳng ai màng
Ta còng lưng gánh bụi giữa hoàng hôn
Người lãnh đạm hất ta rơi vực tối!
Chúa cũng lắc đầu vô phương cứu rỗi
(Cứu rỗi làm gì một thứ nghênh ngang
Cứ nổi cơn đòi
Thượng Đế ngang hàng
Đấng Ngàn Tuổi tim già khô độ lượng !)
Ta phải chết cho Nước Trời thịnh vượng
Cho thánh thần chúc phúc bình an
Cho em còn mãi mãi dịu hiền ngoan
Mà hãnh diện có thằng đen đúa
Luôn nhăn nhó mặt mày chê Chúa khó
Nhưng cắn răng không hở miệng trách em!
Trong một bài khác, ông còn trách cụ thể về việc Minh Thuỷ đã từng nhận thư, quà của ông như sau:
........
Ta vẫn nhớ trưa nào em ngồi hát
Ta thèm hôn lên mắt tiểu thư buồn
Ta vẫn ăn năn những lúc đón đường
Em khó chịu mà thư nào cũng nhận!
...........
(Giữa trần gian
tuyệt vọng)
Cũng là thơ hờn trách
nhưng có gì nhẹ nhàng, đằm thắm hơn chứ không “phẫn uất” như thơ viết
cho Bùi Thị Duyên, vì Nguyễn Tất Nhiên đã nhận ra vẻ dịu dàng “Em hiền
như ma soeur” của Minh Thuỷ. Phải nói những bài thơ ông viết cho Minh
Thuỷ tình tứ, cảm động hơn, dù “chuyện tình” này không ồn ào như với Bùi
Thị Duyên. Hình ảnh thắt bính tóc của Minh Thuỷ đi vào thơ ông thơ mộng
lắm, ngay cả khi có nguy cơ hai người chia tay:
Em không còn thắt bính
Nuôi dưỡng thời ngây thơ
Anh không còn luýnh quýnh
Giữa sân trường trao thư
.............
Em thường hay mắt liếc
Anh thường ngóng cổ cao
Ngoài đường em
bước chậm
Quán chiều anh nôn nao
........
Hai năm tình lận đận
Hai đứa cùng xanh xao
Hai năm trời mùa lạnh
Hai đứa cùng hư hao
........
(Hai năm tình lận đận)
Lên
đại học, Nguyễn Tất Nhiên vào học Luật khoa, Minh Thuỷ vào Vạn Hạnh,
Sài Gòn. Từ đó, hai người hầu như không còn gặp nhau. Thế nhưng, thỉnh
thoảng trên báo, ông vẫn có thơ cho Minh Thuỷ, như đoạn thơ dưới đây là
một, vẫn da diết lắm:
Trời mưa , không lớn lắm
nhưng đủ ướt đôi đầu !
tình yêu , không đáng lắm
nhưng đủ làm ... tiêu nhau !
...............
em tính
còn ham chơi
lưng ngoan dòng tóc bính
môi trinh non thích cười
chiều chiều hay giỡn nắng
tình trôị. kệ tình trôi
............
(Thơ Khởi Tự Mê Cuồng)
Thì xin nhẫn nhục cưu mang vợ chồng
Năm
1975, biến cố đất nước. Chính sự kiện này đã vô tình “đẩy” Nguyễn Tất
Nhiên và Minh Thuỷ gặp lại nhau, ấy là khi cả hai cùng trở về Biên Hoà
sinh sống. Nguyễn Tất Nhiên đi làm… rẫy ở Long Thành (Đồng Nai), Minh
Thuỷ làm nhân viên hợp tác xã ở thành phố. Dường như sự bình lặng của
thời kỳ này đã làm “nguội” những sôi nổi bốc đồng của tình yêu tuổi trẻ
một thời. Hai người đến với nhau có vẻ thanh thản, hiểu đời hơn. Tình
yêu từ đó được nối lại.
Năm
1978, họ chính thức làm đám cưới. Tuy nhiên, với một tâm hồn quá mẫn
nhạy, thậm chí hơi khác thường, ngay cả khi chuẩn bị chuyển từ vị trí
người tình thành người chồng, Nguyễn Tất Nhiên vẫn có những bài thơ dự
cảm rằng mình không xứng với sự dịu dàng, hiền ngoan, với kiểu “con nhà
gấm lụa thánh hiền” của Minh Thuỷ. Nghe người ta chúc “trăm năm hạnh
phúc” ông cũng lo nghĩ. Ông viết:
“Phu thê nếu đã nợ rồi
Thì tôi đâu ngại ngỏ lời yêu em
Như con chim mới tập chuyền
Bâng khuâng gấm lụa thánh hiền em ra
Mặt trời rực rỡ phương xa
Ở đây hạnh phúc chỉ là đau thương
............
Phu thê nếu đã buộc ràng
Thì xin nhẫn nhục cưu mang vợ chồng
Tôi quanh năm sống hoang đàng
Cũng xin nhỏ lệ hoàn lương, khóc tình”.
(1978 ở Việt Nam)
Với
những bài thơ viết cho người vừa thành vợ của mình, dễ thấy Nguyễn Tất
Nhiên yêu Minh Thuỷ thật tình – thứ tình yêu không còn ai oán, hờn
trách, hơn thua như xưa nữa mà đong đầy mặc cảm, lo lắng, làm như tạng
người ông thì chỉ yêu thôi chứ đừng cưới, khi yêu thì “hùng hổ” nhưng
khi cưới thì “ăn năn”. Như bài “Uyên ương” cái tựa thơ đã rõ là nói về
tình vợ chồng, nhưng sao mà… hoài tiếc, thổn thức với những gì đã qua:
....
Có những chiều ta muốn hôn em, rồi khóc
Mùa bình an nào chờ đợi uyên ương?
Nhớ hôm xưa em mảnh khảnh tan trường
Hương trinh khiết ngây ngây chiều nắng lụa
Áo đông phương còn e dè trước gió
Ðôi tà ngoan chưa phỉ sức tung tăng
Bụi trần gian chưa gợn vướng mi cong
Thơ ta sáng theo hồn ta trẻ nhỏ
Nhớ hôm xưa em bình minh thiếu nữ
Môi vô tư chưa bợn nhuốm hơi người
Tay măng tơ chưa vọc nước dòng đời
Tóc bính thảnh thơi chưa phiền khói thuốc
Ta lẽo đẽo theo tình ê ẩm bước
Ðể chiều về nghẹ thấm thía gian nan!
Nhớ hôm xưa em mơ
mộng nhẹ nhàng
Hay hát khẻ đôi bài tình man mác
Trang thư nhỏ ép bông hoa, làm dáng
Cài tơ nhung lên tóc mượt, làm duyên
Cười với tình nhưng... tránh vội sang bên
Như thể sợ tình yêu làm lấm áo!
Chim trong tổ biết chi đời giông bão
Em con cưng nào biết tuổi lưu đày
......
Với
tính cách khác thường của Nguyễn Tất Nhiên như thế, quả nhiên cuộc sống
của họ không hạnh phúc lắm, chủ yếu là do “tính nết hoang đàng” cố hữu
của Nguyễn Tất Nhiên – như ông thường tự nhận, toàn là “nhẫn nhục cưu
mang vợ chồng”. Dù đã có với nhau hai con trai, nhưng hai người thường
xuyên có những cuộc “di cư” mỗi người một nơi mỗi khi trong nhà có
“giông bão”. Năm 1992, trong một lần Minh Thuỷ dẫn hai con “di cư” như
thế thì nghe tin Nguyễn Tất Nhiên đã tự kết liễu đời mình trong một ngôi
chùa ở California, Mỹ (họ sang Mỹ từ năm 1978).
Chính
Minh Thuỷ cũng không tin ông chọn giải pháp đó dù quá biết tính cách
khác thường của ông. Vì những
chuyến “di cư” như thế, đối với bà, chỉ là cách để ông “biết điều” hơn
với vợ con mà thôi, nhưng than ôi, “chính vì em mà thiên tài chán sống”,
ông đã từng cảnh báo như thế trong một bài thơ thời còn độc thân rồi
mà.
-------------------------
Đoàn Vị Thượng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét