Trang

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

NHỚ CÁNH HOA XƯA_PTMH.


945130_638526672828517_1584845199_n 
Ảnh_NTHV


NHỚ CÁNH HOA XƯA

Vắng xa nhau cõi trầm luân 
Có ai hò hẹn, âm thầm đợi mong, 
Ngại ngần cách núi ngăn sông,   
Lững lờ kỷ niệm, nhớ nhung ngập lòng...

Lá me thoáng nhẹ chiều đông, 
Pasteur nẻo cũ, tình hồng xanh xao,
Nhạt nhòa áo lụa phai nhàu,
Duy Tân bóng lẻ mây sầu về đâu!
   
Phương trời chôn kín tình sâu, 
Tìm đâu cánh phượng ngày nào dấu yêu, 
Sân trường ghế đá ban chiều 
Còn ai chốn cũ quạnh hiu lệ nhòa
   
Tìm đâu trắng một màu hoa, 
Cài lên tóc mượt chiều xưa, má đào 
Ngát xanh ngọn cỏ dạt dào 
Tình thơ mộng, biết lúc nào bể dâu 

Ai ngờ mộng đã dãi dầu
 Bỗng dưng héo úa, nông sâu thay màu 
Chốn xưa gió hắt hiu sầu, 
Cánh hoa nay biết về đâu... Nắng tàn...

PTMinh-Hưng


( Chân dung những thần tượng một thời vang bóng )
**
GÁNH VÀNG ĐI D(Ổ SÔNG NGÔ
+ Ca Dao

"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có Nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên phố Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mảng vui quên hết lời em dặn dò
Gánh vàng đi đổ sông Ngô
Đêm năm tơ tưởng đi mò sông Thương"

Giải thích một số từ Cún hỏi: Tô Thị chứ không phải Tô Phụ; Tam Thanh (chỉ động Tam Thanh nổi tiếng) chứ không phải Tam quan; Phố Lạng đúng là thành phố Lạng Sơn bây giờ; "Trong đoạn thơ có dùng từ "ra em" chứ không phải "ra lem"; "Nắm nem" chứ không phải "nắm nêm". Nem đây là kiểu gói nem vuông của người Bắc. Có bạn trả lời nói nem xuất phát từ Khánh Hòa không hoàn toàn chính xác. Nem có từ lâu ở khắp Việt Nam. Từ đời các cụ, kỵ nhà tôi cách nay gần 1,5 thế kỷ đã làm nem để bán (ở Sơn Tây) rồi. Mà nem thì còn có từ trước đó rất lâu; Sông Ngô và Sông Thương: không rõ gốc tích các từ này như thế nào, có lẽ chỉ là những cái tên đặt tạm để chỉ sự sai khác như bạn đã nêu.

Từ Lạng Sơn lên Ải Bắc (Ải Nam Quan) sẽ qua phố Kỳ Lừa, Động Tam Thanh, Núi Tô Thị, Đồng Đăng. Chợ Kỳ Lừa tiếng Thổ là “Háng Khau Lừ” nghĩa là “chợ đồi con lừa”, giao điểm buôn bán từ Cao Bằng, Trung Quốc và Quảng Ninh, nên từ xưa đã rất tấp nập. Lễ Hội Kỳ Lừa: Hội lớn, 22-27 tháng giêng, rước kiệu thần, suy tôn ông Thân Công Tài là quan đầu phủ có công lập ra phố Kỳ Lừa. Có rước thần từ đền Tả Phủ đến đền Kỳ Cùng..
Chùa Tam Thanh trong động Tam Thanh, xây từ thời hậu Lê, có lối lên trời (thông thiên), hồ âm ti (Hồ Cảnh). Động dài 50 m. nhiều nhũ đá., tượng Phật A di đà cao 2m, từ thời Lê - Mạc (thế kỷ 17) trạm nổi trên vách đá. Cách Tam Thanh không xa là núi Vọng Phu. Núi Vọng Phu (còn gọi là núi Tô Thị): Trên đỉnh núi có tượng đá thiên nhiên hình nàng Tô Thị ôm con nhìn về phương bắc chờ chồng đánh giặc trở về (chuyện nàng Tô Thị chung thủy chờ chồng, lâu quá hóa thành đá. Tượng đá thiên nhiên cũ đã bị phá hủy, nay chỉ còn tượng ximăng).

Ý của hai câu thơ "Ai lên phố Lạng cùng anh, Bõ công bác mẹ sinh thành ra em", tôi nghĩ rất bình thường chứ có gì khó hiểu đâu. Đó là lời gạ gẫm của anh chàng với cô nàng của anh ta mà thôi. Ý nói Phố Lạng đẹp lắm, lắm chuyện hay lắm có đến đó mới bõ sống chứ (mà đi thì nắm tay anh dắt đi nhé...).

Từ "mải vui" có tài liệu viết là "mảng vui". Tôi thấy từ "mảng vui" đắt hơn. Nó nói lên cái mức độ "sa đà", ham vui nhiều hơn... để từ đó gián tiếp ca ngợi cảnh quan tuyệt thú của Lạng Sơn, Đồng Đăng xưa. Nhân tiện xin "bình loạn" thêm: cảnh sắc thì đẹp như tranh, không gian thì náo nhiệt như hội, rồi một tay cầm bình rượu ngon, tay kia nắm tay "em" mà dắt đi thì sao mà nhớ nổi lời vợ dặn. Một gánh vàng chứ có đến 10 gánh cũng vứt tuốt, đổ nhầm tuốt.

Toàn bộ bài thơ, là việc tô vẽ, khen ngợi không tiếc lời về cảnh quan tươi đẹp, sống động của khu vực Lạng Sơn, Đồng Đăng, thông qua việc miêu tả trực tiếp đến thủ pháp gián tiếp dùng rủ rê, dẫn dụ cô gái đến đó mà xem, rồi đến lối nói ngoa dụ phóng đại việc quá ham vui mà đổ nhầm cả gánh vàng sai địa chỉ vợ dặn,.v.v..
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét