Trang

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

LÁ THƯ ÚC CHÂU - DOÃN MẪN - CUNG TIẾN


Biệt Ly_Doãn Mẫn 
- Nguyệt Cầm_Xuân Diệu
-Cung Tiến-Tranh-
Aug 15, 2012 7:40 AMPublicPageviews 62
DỌN NHÀ 
Lá Thư Úc Châu
Bon Dimanche
Trang Thơ Nhạc: Chúa nhật, 19-8-2012
Nhạc:
Biệt Ly
Nhạc: Doãn Mẫn
Giọng hát: Thu Hà

Doãn Mẫn sinh  năm 1919 tại làng Hoàng Mai (kẻ Mơ) Hà Nội. Cha của ông là Doãn Tính rất giỏi âm nhạc dân tộc, cũng là một tay đàn bầu có hạng. 
Doãn Mẫn tự học nhạc và thụ giáo thêm với một người Pháp tên Banal, nguyên chỉ huy dàn nhạc Quân đội Pháp trong một thời gian chủ yếu là về phối âm, phối khí. Trước khi là nhạc sĩ, Doãn Mẫn từng là nhạc công biểu diễn nhiều nơi.
Cũng như nhiều thanh niên thời đó, Doãn Mẫn bị dòng nhạc phương Tây cuốn hút. Ông cùng Văn Chung và Lê Yên lập nhóm nhạc Tricéa, thường tụ tập trao đổi về âm nhạc và sáng tác. Tên nhóm Tricéa có nghĩa: 3 chữ C và 3 chữ A được viết tắt từ tiếng Pháp: Collection Des Chants Composés Par Des Artistes Annamites Associés: "Tuyển chọn các tác phẩm âm nhạc của nhóm người viết nhạc Annam". Cùng nghe những đĩa nhạc của Tino Rossi, Josephine Baker, họ cùng nhau sáng tác những bài hát của riêng mình: Văn Chung có Bóng ai qua thêm, Đôi mắt huyền... và Lê Yên có Bẽ bàng, Vườn xuân...
Doãn Mẫn sáng tác ca khúc đầu tay Tiếng hát đêm thu năm 1937, lời của Văn Chung. Sau đó nhiều nhạc phẩm khác lần lượt ra đời Gió thu (1937), Một buổi chiều thu (1939), và Biệt Ly (1939).
Những năm cuối thập kỷ 1930, ga Hàng Cỏ Hà Nội là nơi chia ly của nhiều đôi tình nhân, khi các thanh niên lên đường làm lính Lê dương cho quân đội Pháp. Chứng kiến nhiều cuộc chia tay ở đó, Doãn Mẫn đã viết bài Biệt Ly, nhạc phẩm nổi tiếng nhất của ông.
"Tôi viết Biệt ly năm tôi vừa 20 tuổi. Hồi đó, cha tôi làm việc ở ga Hàng cỏ, Hà Nội. Nhà ở gần ga nên tôi thường hay ra ga chơi, chứng kiến nhiều cuộc chia tay đầy nước mắt trên sân ga, nhất là những đôi trai gái yêu nhau nhưng vì hoàn cảnh phải ly biệt. Điều đó khơi dậy trong lòng tôi nhiều cảm xúc và tôi có ý định sáng tác một bài hát về đề tài chia ly. Tôi nghĩ rằng tôi sáng tác bài Biệt Ly với rất nhiều kỷ niệm. Qua những cuộc chia ly mà tôi được chứng kiến ở sân ga Hà Nội, ở bến cảng Hải Phòng đã cho tôi rất nhiều xúc động. Tôi đã dự kiến làm bài Biệt Ly này từ năm 1937, tức là năm tôi bắt đầu sáng tác. Nhưng mà rồi có nhiều trường hợp khác cho nên tôi lại viết về chủ đề khác, cho đến năm 1939, có mấy việc dồn dập đến, tôi trở lại cái đề tài này. Có những buổi biểu diễn ở các rạp, một phần nữa do các anh em ở trường Bưởi làm ca cảnh, cho nên cái bài đó mới được phổ biến."
Doãn Mẫn từng giữ chức trưởng phòng giáo vụ của Nhạc viện Hà Nội trong 20 năm. Thời gian đó ông không sáng tác gì, vì theo lời của Doãn Mẫn, ông "phải đi lo cả việc... học viên có con nhỏ không ăn được thì phải làm thế nào, chỗ ăn, ở, nhà vệ sinh bẩn thỉu thì làm sao". Ngoài 70 tuổi, Doãn Mẫn mới viết nhạc trở lại.
Ông qua đời  năm 2007 tại Hà Nội.
Trong sự nghiệp của mình, Doãn Mẫn viết khoảng 50 ca khúc, trong đó nhiều bài được đánh giá vượt thời gian như Biệt Ly, Hương Cố Nhân.


 
*****


Nguyet Cam -y tho Xuan Dieu -Cung Tien -Mai Huong -NNS Nguyet Cam -y tho Xuan Dieu -Cung Tien -Mai Huong -NNSbởi trannangphung

Lá Thư Úc Châu

Bon Mardi
Trang Thơ Nhạc đầu Tuần: Thứ 3, 14-8-2012

1. Nhạc:
Nguyệt Cầm
Nhạc: Cung Tiến
Thơ: Xuân Diệu
Tiếng hát: Mai Hương
Ngày xưa khi học đến phong trào thơ mới, tôi rất yêu thích những bài thơ tình của các tác giả như: Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hồ Dzếnh, Tế Hanh, Thâm Tâm, Quang Dũng…Trong đó Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng của thơ tình”, có những bài thơ làm run rẩy con tim của biết bao thế hệ. Thế nhưng, lúc ấy tôi đã bỏ qua "Nguyệt cầm", có lẽ ý tứ bài thơ già quá so với lứa tuổi học sinh và không ngờ mình đã bỏ qua một tác phẩm thuộc hàng đỉnh của thi nhân, như ông và nhiều nhà phê bình đã nhận định như thế.

Rồi một ngày khi đang lục lọi tìm tư liệu về Cung Tiến để làm một entry nhạc chủ đề của ông, thì mới biết đến một
"Nguyệt cầm" của Cung Tiến. Hồi nào giờ, thiệt ra nhắc đến Cung Tiến tôi chỉ biết: Thu vàng, Hoài cảm, Hương xưa và Mắt biếc…"Nguyệt cầm" được chú thích lấy ý từ bài thơ của Xuân Diệu, thế là phải lần giở lại thơ Xuân Diệu để xem "Nguyệt cầm"…và tôi đã ngộ được một điều, ở "Nguyệt cầm" có một sự giao thoa đến mức tuyệt đỉnh của thi ca và âm nhạc… Đúng như một nhà phê bình đã viết: “thi ca cũng đã dùng đến âm - nhạc - của - ngôn - ngữ làm phương tiện để diễn tả ngôn - ngữ - của - âm - nhạc” (Chu Văn Sơn).
Xuân Diệu nói: "Thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc - đó là một chân lí vĩnh cửu" . Và "
Nguyệt cầm" đã thực sự “đánh thức mọi giác quan” của người nghe…tôi dùng từ “nghe” vì từng chữ từng câu trong bài thơ đã tự nó ngân nga lên một điệu nhạc trong một không gian huyễn mộng mơ hồ, tràn đầy ảo giác:

Nguyệt Cầm


Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần,
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm,
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

Mây trắng, trời trong, đêm thủy tinh.

Linh lung bóng sáng bỗng rung mình,
Vì nghe Nương Tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.

Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời;

Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi!
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận.
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người…

Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê

Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề…
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.

(Rút từ tập
“Gửi hương cho gió”, 1945).
  Tôi không dám “bình” về "Nguyệt cầm", xin đưa vào đây vài đoạn của tác giả Chu Văn Sơn trong bài viết rất dài của ông về thi phẩm này.

"Cái hồn của bài thơ ở ngay mấy câu dẫn nhập:

Trăng nhập vào dây/ cung nguyệt lạnh
Câu thơ dựng lên một ngữ cảnh huyền hoặc, bí ẩn không dễ tường minh. Ta hãy bắt đầu bằng chữ “nhập”. Vì mọi chuyện cũng khởi sự từ chữ này. Thế giới nhạc của "
Nguyệt cầm" bắt đầu từ sự sống động của nhạc khí. Nhưng cây đàn ấy bắt đầu sống cái sinh mệnh đàn từ bao giờ? Từ lúc trăng nhập vào dây cung vậy! Đây là động thái huyền nhiệm, diễn tả sự nhập hồn, nhập thần… Nó xui ta nhớ đến nghi lễ hô thần nhập tượng khi hoàn thành những pho tượng Phật giáo. Nguyên là: tượng được tạc xong, chưa linh, bởi mới chỉ có phần thân xác tượng; phải sau khi được thần linh nhập vào, tượng mới là hiện thân của đức Phật. Cũng như thế, trong hình dung theo lối thi ca của Xuân Diệu, đàn vừa được làm ra, mới chỉ có thân xác. Phải khi trăng nhập vào dây cung, mới có hồn đàn. Từ cái khoảnh khắc mầu nhiệm ấy, đàn mới bắt đầu sống cái thân phận "Nguyệt cầm". Tự bấy giờ, mỗi nốt "Nguyệt cầm" tấu lên sẽ là cộng hưởng của âm thanh và ánh sáng. Mỗi nốt nhạc sẽ sinh thành từ sự giao duyên kỳ bí đó của Nguyệt và Cầm.
Sau chữ “nhập” như thế, Trăng và Đàn đã đồng thể. Nhưng cái điểm giao tình của chúng là đâu? Ở nơi chữ “cung” vậy. Sự giao thoa ngôn từ cũng chính thức bắt đầu từ chữ đó. “Cung” vừa thuộc về đàn vừa thuộc về trăng. Ở đây, vị trí của nó là bắc cầu, ngữ nghĩa của nó là giao thoa. Nếu ngắt theo nhịp 2-2-3, thì đó là “cung nguyệt lạnh” (nghiêng về “cung trăng”), mà ngắt theo nhịp 2-3-2 thì sẽ là “dây cung” (nghiêng về “cung đàn”). Thi vị độc đáo của nó chính là sự giao động bất tuyệt giữa hai bề ngữ nghĩa ấy. Phải chăng cung nguyệt cầm chính là sự cộng hưởng của cả cung trăng lẫn cung đàn? Hai hình ảnh nhập vào một hình thể? Nhập thành một duyên phận?
Hòa điệu với nhịp thơ, còn phải kể đến một yếu tố khác là âm thanh. Câu thơ là một chuỗi âm thanh gây thành một ấn tượng rõ rệt. Không phải ngẫu nhiên, cả câu có 3 thanh trắc, thì cả ba đều là thanh nặng: nhập, nguyệt, lạnh. Nhất là hai dấu “nặng” liền nhau trĩu xuống ở cuối câu, cảm giác lạnh từ thanh âm của các nốt “nặng” ấy toát ra đã làm lạnh suốt cả chuỗi âm thanh của câu thơ, mở đầu cho cả gam lạnh rồi đây sẽ trùm lên khắp cả
"Nguyệt cầm".
Như vậy, bằng chữ “nhập” và câu thơ nhập đề kỳ lạ, Xuân Diệu đã ngầm lý giải (hay khám phá ra) cái tính linh kỳ bí của "
Nguyệt cầm". Câu thơ đã chính thức dẫn dụ người đọc vào cái thế giới huyền diệu của "Nguyệt cầm".
Cái vía của bài thơ ở hai từ : linh lung (Linh lung bóng sáng bỗng rung mình).
Bước vào
"Nguyệt cầm" là bước vào một thế giới linh lung. Mọi ảnh hình đều rợn sáng. Cả ánh sáng của âm thanh, cả âm thanh của ánh sáng đều tan ra trong từng làn sóng âm tê buốt, tưới lên da ta, len lấn vào tâm trí ta. Cả trăng sao, sóng nước, mây trời, sỏi đá, cả sương bạc, cả canh khuya, cả nàng Nương Tử, cả bến Tầm Dương, cả hồn ta… tất tật đều vừa hiển hiện vừa tan ra trong biển nhạc trong suốt của Nguyệt Cầm không bờ không bến. Tất cả đều diễm ảo, hư huyền, chơi vơi, vô định. Không còn cõi này, không còn cõi khác, không còn hiện tại, không còn quá khứ, không còn hữu thể, không còn vô thể… chỉ còn có "Nguyệt cầm". Cả thương, nhớ, hận, sầu đều phổ vào trong ánh nhạc tê ngời. Vĩnh cửu tan cùng khoảnh khắc, phù du giao ứng vĩnh hằng. Tất cả đều rợn ánh khơi vơi trong đêm nhạc "Nguyệt cầm". Âm nhạc đến từ trăng lạnh, gieo từng chấm lạnh, từng dòng giá lạnh trong suốt vào hồn ta, để rồi khi đã dâng tràn, âm nhạc lại cuốn hồn ta trôi dạt mãi vào vô biên, đến tận bến bờ của của sao Khuê. Từ hư không, âm nhạc đã cất tiếng và tiếng nhạc lại mang hồn ta phiêu diêu về lại cõi hư không. Nối cái nhỏ nhoi hữu hạn với cái vô tận vô cùng. Đó chẳng phải là sự thăng hoa huyền diệu vào bậc nhất của hồn người ư?" (Chu Văn Sơn).
Và nhà viết nhạc tài ba Cung Tiến đã đưa "Nguyệt cầm" của Xuân Diệu vào đúng cái không gian âm nhạc chơi vơi của trăng huyễn hoặc, của mộng thực không phân định, của ảo ảnh mà rờn rợn đến tận cùng xúc cảm…Từng thanh âm u uẩn, màu trăng úa mà làm vỡ nát hồn người như bóng trăng dưới một khúc sông vỡ vụn theo những đợt sóng lăn tăn, miên man dát vàng dát bạc cả một miền chiêm bao mộng mị…
Nhạc của Cung Tiến có những bài rất khó nghe như:
Nguyệt cầm, Lệ đá xanh, Hoàng Hạc lâu, Thuở làm thơ yêu em... Nhưng khi đã "nghe" được rồi thì có lẽ độ thẩm thấu âm nhạc của người nghe đã được nâng cao chút ít… Nhưng thú thật đến lúc này tôi cũng chỉ mới nghe được nguyệt cầm thôi! Nghe để rồi thấy có những đêm thật trong vắt, thật yên ắng mà hồn mượt mà chợt vỡ tan từng mảnh… chẳng bởi vì đâu, chỉ vì một màu trăng úa, một đàn trăng úa… thế thôi! Vừa buồn đến nao lòng vừa thấy sao mà đẹp đến nao lòng cái tâm hồn lúc tan tác!

Bởi vì con người yêu trăng, hạnh phúc với trăng, chiêm ngưỡng và tận vắt hết cái đẹp của trăng thì con người cũng phải bị "hành" tơi tả vì trăng…đó là lẽ công bằng của trời đất. Khi cuộc sống ban tặng cho con người quá nhiều hạnh phúc thì số phận cũng thò tay ngắt lại chút ít. Trong hạnh phúc luôn có bóng dáng của khổ đau và ngược lại trong khổ  đau người ta có khi tìm được chân hạnh phúc của mình dù không còn nguyên vẹn, dù có khi chỉ là một rẻo hạnh phúc rách bươm…


Nào! hôm nay nếu trời không mưa, mời các bạn cùng vỡ hồn trong đêm với
"Nguyệt cầm".

(Source: YuMe)


*****

http://files.myopera.com/mitom10101985/blog/greenpath3-flickr-com.jpg



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét