Trang

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Lá Thư Úc Châu - 21-7-2012 - NGÀY VỀ_HOÀNG GIÁC



Lá Thư Úc Châu
Good Weekend
Trang Thơ Nhạc cuối Tuần: 21-7-13
Nhạc: Lời Cỏ May
Nhạc sĩ: Lê An Thuyên
Tiếng hát: Thanh Lê
876_NNS_Loi Co May_2013.pps876_NNS_Loi Co May_2013.pps
6348K   View   Download  
"...Cách đây chừng hai năm, tình cờ tôi tóm được trên mạng bài hát Lời Cỏ May. Giai điệu bài hát, cách phối âm phối khí khiến tôi sững sờ. Vốn là người mê dòng dân gian trữ tình, bài hát cuốn hút tôi từ đầu đến cuối. Bài hát tắt rồi mà dư âm, vẫn cứ phảng phất, quấn quít, dòng sông Lam hùng vĩ thơ mộng xanh biêng biếc in bóng núi Hồng còn lẩn quất đâu đây. Tôi nghĩ phải là người canh cánh, nhớ quê đến cồn cào quặn thắt mới làm ra được giai điệu da diết đên thế, xót xa đến thế, trách móc đến thế.
...Sau khi nghe bài hát này, tôi chợt nghĩ tác giả chắc chắn phải sống ở nước ngoài, tại sao ta không thử đi tìm nhỉ. Tôi gõ mấy chữ “nhạc sĩ Lê An Tuyên”, hiện ngay website du lịch Cửa Lò. Thấy hình một o tuổi cũng… hòm hòm kèm theo vài bài hát của chị. Hóa ra chị đang sinh sống tại Đức và làm công việc lao động chân tay như giới cần lao chúng tôi. Tôi đọc điều kiện góp ý, thấy có yêu cầu để lại số điện thoại. Ừ thì để, tôi viết mấy lời này: Bài hát hay, cũng chả muốn thêm gì vì nhiều người đã ca ngợi, chỉ ước một điều nếu được gặp tác giả thì sẽ cúi lạy một tài năng trong đám lao động như mình.
Tưởng thế là đủ, ai ngờ độ ba tiếng sau, đang ở chỗ làm, tiếng chuông điện thoại réo vang, tôi cầm máy, một giọng nữ cất lên: “Anh nói anh yêu em, ngày về lối em qua đầy hoa cỏ tím, nay em về toàn hoa cỏ may”. Không khách sáo, tôi hát tiếp: “Cỏ may níu chân người xa xứ, găm vào lời đau”. Sau đó là tràng cười ha hả trộn vào nhau.
Thì ra con người chị là vậy, sảng khoái, giản dị, dễ gần đúng như tác phong….Tây...Chị cho biết cũng vất vả mưu sinh như tôi, cũng trăn trở nhớ nhà, nhớ quê như tôi. Và tôi nghiệm ra rằng, chỉ có những cô gái sinh ra lớn lên ở vùng đất nghèo khó, kiên cường, yêu thương hết cỡ mới truyền tải một cách sâu sắc, đằm thắm, xót xa, trách móc… giai điệu bài hát này hay đến vậy...(Phương Trang Linh - Source: Blog Hội Nhạc sĩ Việt Nam)
Tình thân,
Kính.
NNS
...........................................................................................................
(1) Trần Thành Nam
Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!
Hôm nay, trong bài giảng cho những người trẻ về niềm tin vào con người từ đâu ra – đó là từ những gì họ đã làm trước mắt chúng ta hoặc cho chúng ta, tôi đã kể lại câu chuyện mình đánh mất niềm tin vào nhân cách người Việt như thế nào, và từ đó tôi đã phải đi tìm nhân cách người Việt đã bị đánh mất ra sao?
Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm.
Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của “những ngừơi thắng cuộc” chiến là chính những người như ông cha tôi và đồng đội của họ.
Đối với tôi, đó cũng là những năm tháng mà tôi phải đấu tranh nội tâm cam go nhất về việc chọn hướng đi cho cả cuộc đời mình, để sống sao cho ý nghĩa và đáng sống, “để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trến đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.” Vâng, tôi vẫn thuộc lòng câu đó của Ostrowski qua nhân vật Pavel Coorsưgin trong cuốn “Thép đã tôi thế đấy”…
Trước đó, cả cuộc đời tôi đã được xắp đặt trước, rõ ràng: học giỏi, về cống hiến cho đất nước - như với tất cả bạn bè tôi. Nhưng, khoảng 80% lứa du học sinh chúng tôi đã quyết định không về nước… Tôi nằm trong số 20% còn lại, đang phân vân… chính vì cái anh chàng Pavel trong tôi đó!
Lùi lại một chút, thế hệ chúng tôi là thế hệ lớn lên trong chiến tranh, đã biết rõ, thấy rõ, chứng kiến bom đạn là gì, đổ xương máu hay mất mạng sống trong bom đạn chiến tranh đó là như thế nào. Và được học, được sống là một hạnh phúc lớn lao như thế nào. Từ khi vào lớp 1 chúng tôi đã phải đi học ban đêm bằng những cái đèn dầu con con, và phải tự đào hào và hầm cá nhân cho mình để tránh bom, mỗi đứa phải đào 1 mét hào chung và một cái hầm cá nhân của mình – thầy cô giáo phân công và chỉ chỗ rõ ràng, từng đứa từng chỗ… Nhưng những đứa trẻ 6-7 tuổi còn thò lò mũi, cao chưa bằng cái cuốc cái xẻng ấy làm sao đào được hào và hầm (thường sâu trên 1 mét, rộng 60 đến 80 phân) cho mình? Thầy cô không quan tâm điều đó, chỉ nói gọn: đó là “chỉ tiêu” của các em. Tôi hỏi; “Thưa cô, chỉ tiêu là gì ạ?” Cô nói: về nhà hỏi bố mẹ! Và đúng là bố mẹ tôi và các bậc phụ huynh đều rất hiểu chỉ tiêu là gì… Đến lớp 4 chúng tôi đã tự đào cả lớp học và hầm hào cho mình, lớp 7 chúng tôi xung phong đi bộ đội và nhiều bạn bè tôi đã vào thẳng thành cổ Quảng Trị để không bao giờ về học tiếp, cấp 3 chúng tôi chứng kiến trận chiến B52 trên không, lớp 10 quá nửa bạn bè lớp chúng tôi tham gia chiến dịch 1975…
Chúng tôi không được đi bộ đội (dù đã tình nguyện) vì một lý do: học giỏi. Vì thế, học xong là phải trở về cống hiến hầu như là câu trả lới tất nhiên và bắt buộc đối với tôi. Nhưng sự thực đất nước những năm tháng đó và sự thực đại đa số bạn bè tôi đã quyết định ở lại trời Âu, với một sự thực nữa: những gì đã và đang xảy ra với chế độ cộng sản trên các nước Đông Âu đó, đã làm “con người lý tưởng” hay “cỗ máy Pavel-hồng vệ binh” trong tôi chao đảo khủng khiếp. Ở lại hay về nước? Tôi đã về phép với quyết định được ở lại thực tập sinh thêm 3 năm trong tay, tức là cánh cửa trở lại trời Âu rồi ở lại đó của tôi vẫn còn mở…
Nhà tôi ở Tp.HCM. Ba tôi, một cán bộ tập kết và một người cộng sản kiên cường, đang tại chức, khuyên tôi nên trở lại “học tiếp”. Đó là một bất ngờ, vì tôi thì muốn về đi làm và…”cống hiến”, và tôi cứ nghĩ ba tôi cũng muốn vậy. Mọi chuyện còn tạm chưa quyết định, và tôi ra Bắc về thăm quê Ngoại, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đã có một chuyện rất nhỏ xảy ra trong chuyến đi Bắc đó làm tôi quyết định dứt khoát quay trở lại Đông Âu.
Tôi và mẹ tôi ra Bắc bằng tàu liên vận. Hai mẹ con ngồi ở khoang ghế cứng. Vì là tầu chậm, nó đỗ ở tất cả mọi ga và làm tôi rất thích thú. Ở mỗi ga, khoang tàu biến thành cái chợ hay hàng ăn, tùy vào thời điểm. Ngoài sự nghèo đói, lộn xộn, mất vệ sinh và nói chung là kém văn hóa là đặc trưng của những gì xảy ra trên chuyến tàu đó hay cho cả đất nước ta thời đó, điều tôi nhớ nhất và thất vọng vô cùng là: từ Nam ra Bắc tôi hầu như không thấy một nụ cười trên gương mặt một ai cả…
Ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, hình như ở xứ Thanh, có một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổ tép khô. Do đông người đi lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu, ngay trước mắt tôi và cách chỗ tôi ngồi chừng 1-2 mét. Cô bé hốt hoảng lo sợ, luốn cuống quì xuống gom vội tép lại. Theo bản năng “ga lăng”, tôi lao ngay ra giúp cô bé vơ tép khô lại thành từng đống nhỏ. Cùng lúc đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, đa số cũng là những người bán hàng trên tàu như cô bé, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé gọn lại. Tôi cười nhìn mọi người và nghĩ: “Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà mình đã nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa…”
Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra… Tôi chẳng thấy nét mặt ai mừng rỡ hay buồn hay ái ngại gì cả, bình thường… Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Tôi cứ đứng bên cạnh cô bé, ngơ ngác và lòng rưng rưng với nắm tép khô còn chưa kịp đưa vào rổ của cô bé, và không hiểu tại sao mọi người làm như thế! Còn những hành khách trong toa tàu, trong đó có mẹ tôi, đã chứng kiến toàn bộ chuyện đó, cũng làm ngơ, không ai phản đối gì, cho là chuyện bình thường…
Cho đến hôm nay tôi vẫn còn khinh ghét con người mình vì lúc đó đã không làm được việc mình muốn làm nhất là gào thét lên: “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”
Cho đến hôm nay, cái câu không được hét ra ấy vẫn cứ vang lên mãi không tha trong đầu tôi: “Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”
Để rồi, tôi không còn muốn trở về nước làm việc để “cống hiến cho đất nước” nữa. Bởi vì, từ hôm đó, ngay lúc đó, một điều gì lớn lao đã đổ vỡ trong tôi. Tôi đã mất niềm tin vào nhân cách người Việt, qua những gì tôi chứng kiến và trải nghiệm.
Sự kiện nhỏ đó đã làm tôi mất niềm tin vào nhân cách người Việt. Tôi không thể tự hào là người Việt nữa. Tôi quyết định quay lại trời Âu để “học tiếp” theo lời khuyên của ba. Thực sự, đó là một cuộc bỏ chạy của tôi. Nhưng tôi lại sợ mình sẽ chạy mãi. Sẽ không bao giờ quay trở lại đất nước này nữa. Thế là tôi đưa ra một quyết định sai lầm lớn đầu tiên trong đời. Tôi nói: “Mẹ ơi, con muốn lấy vợ trước khi con quay lại thực tập tiếp”. Mẹ tôi bị bất ngờ, hỏi: “Tại sao con quyết thế?” Tôi nói: “Nếu không lấy vợ thì chắc con sẽ ở lại, không bao giờ về nước nữa?”. Ngày đó, quyết định học xong ở lại là quyết định giải thoát lớn lao, giống như người vượt biên vậy, xã hội coi là những kẻ phản bội, và ai cũng biết ở lại bên đó là chấp nhận xa gia đình mãi mãi, vì hạnh phúc của những người ra đi.
Ngay trong đợt về phép đó, tôi đã mang quà về gia đình cho mấy thằng bạn thân đã quyết định ở lại bên ấy, thấy gia đình chúng nó bị xã hội ghẻ lạnh phải nghỉ việc, bán nhà chuyển chỗ ở, thấy bố mẹ chúng nó tiếp tôi và nhận quà của con mình gửi về mà phải đi báo công an phường đến chứng nhận… tôi khiếp quá. Nhưng nay tôi đã quyết quay trở lại châu Âu, và để ngỏ khả năng ở lại bên đó vĩnh viễn… chỉ vì chứng kiến rổ tép khô bị đổ của cô bé trên tầu…
Sau khi nghe nói tại sao tôi phải lấy vợ, mẹ tôi không hỏi gì nữa mà nhất nhất làm theo ý tôi. Bà sợ “mất” con trai hoàn toàn.
Lúc đó, người tôi yêu, rất yêu thì không yêu tôi, còn người rất yêu tôi thì tôi chỉ quí trọng. Cả hai đều là bạn học, bạn thân của tôi thời phổ thông bom đạn. Tất nhiên, tôi chỉ có thể và nói mẹ xin cưới cho mình ngừời thứ hai. Và ba năm sau thời gian thực tập sinh, tôi đã trở về nước làm việc, sống với người mình đã cưới vội để thả neo đó. Cái Neo đó đúng là đã giữ tôi không phiêu bạt giang hồ. Nhưng đó là câu chuyện khác…
Mấy chục năm nay, sống trên đất nước XHCN này, chuyện những người đi đường vô tình bị rơi bịch tiền vung vãi ra và bị mọi người xông vào cướp trắng hết… đã là bình thường, nhưng những giấc mơ và câu hét “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!” vẫn cứ vang lên trong tôi.
Và tôi hiểu, đó là tôi vẫn còn đang đi đòi lại cho tôi nhân cách đạo đức người Việt ngày xưa mà tôi từng biết. Tại sao nó bị mất đi? Làm sao cho nó quay trở lại với người Việt? Tôi có tìm lại được niềm tin vào nhân cách người Việt như xưa nữa hay không? Tôi tin là có. Dù điều đó không dễ, và không nhanh được, nhưng rồi cũng sẽ tới ngày... Những hạt giống độc hại nào đó đã nẩy mầm sau chiến tranh, hay đã được gieo từ lâu trước đó vào văn hóa dân tộc, chỉ là hồi bé tôi không nhận ra những rổ tép khô bị hất đổ và cướp mất mà thôi. Và bây giờ nó đã là rổ tép khô của tôi rồi.
Mọi người! Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!
(2) Trần Mộng Tú
Bài Thuyết Trình tại Hội Thảo Tự Lực Văn Đoàn.
Thi sĩ Xuân Diệu, một thành viên của TLVĐ đã viết” Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”
Chương chỉ cảm thấy trơ trọi, lạnh lùng, vì từ nay, có lẽ mỗi tết nguyên đán lại sẽ nhắc
Tình Yêu và thơ rất giống nhau vì đó là hai “chủ đề” khó định nghĩa nhất. Nó là  hai thế giới không có lằn ranh, không ai biết bắt đầu từ đâu và kết thúc chỗ nào. Cả Tình Yêu và Thơ luôn luôn biến chuyển theo thời gian và không gian.
Tôi không có tham vọng đào sâu về tình yêu của tất cả các nhân vật trong tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ) vì đề tài này rộng quá.
Tôi chỉ muốn nói đến cuộc cách mạng ái tình trong văn chương TLVĐ nói chung.
Dù yêu bằng cách nào và dưới ngòi bút của tác giả nào thì tình yêu trong tiểu thuyết TLVĐ vẫn chuyên chở cái sứ mạng: “Đổi mới trong tình yêu và trong cách nhìn về tình yêu”. Giúp cho sự thay đổi một xã hội đã bị dìm sâu vào văn hóa Khổng Mạnh.
Những tác giả của nhóm TLVĐ theo Tây học. Họ muốn xây dựng một thế hệ phụ nữ Việt cấp tiến hơn, biết yêu chính bản thân mình mà không qua một gò bó, ép buộc nào. TLVĐ muốn vẽ một bức tranh xã hội Việt Nam không phải chỉ bằng mực Tầu, một thứ bồ hóng pha nước rồi cho một cái tên rất đẹp là “Tranh Thủy Mặc”. Họ muốn vẽ ra một xã hội mới bằng hộp mầu có đủ mười hai sắc của một cái cầu vồng.
Yêu và ôm ấp một lý tưởng nào đó, hoặc chỉ giản dị: Yêu là yêu.
Chúng ta cùng lùi lại cách đây 80 năm, đọc một đoạn văn của một chuyện tình thơ mộng, như có, như không.
Bóng chiều sẫm dần dần; không khí mỗi lúc một trong hơn lên, trong như không có nữa, mong manh như sắp tan đi để biến thành bóng tối. Một mùi thơm nhẹ thoảng đưa, hương thơm của tóc Loan hay hương thơm của buổi chiều? Mắt Loan lặng nhìn Dũng, nàng nói:
-         Em nghe thấy tiếng sáo diều ở đâu.
Dũng đặt tay vào rá đậu ván tìm mấy chiếc lá lẫn trong quả đậu.
-         Tôi thích trước cửa buồng có một giàn đậu ván vì hoa đậu ván đẹp.
Loan đáp:
-         Hoa đậu ván màu tim tím…
Nàng nói câu ấy, tiếng khẽ quá như sợ hãi điều gì.Một bàn tay Loan rời cạnh rá, đặt gần tay Dũng. Mấy ngón tay thong thả cời những quả đậu lên lại bỏ xuống. Dũng nghĩ nếu lúc này đặt tay mình lên tay Loan và nắm lấy, Loan sẽ yên lặng: Loan, cũng như chàng, chắc sẽ phải cho thế là một sự tự nhiên. Một giây phút đợi chờ.

Đôi Bạn, tác phẩm viết sau Đoạn Tuyệt của Nhất Linh nhưng lại là tác phẩm mở đầu cho một chí hướng cách mạng và mở đầu cho mối tình của Loan và Dũng. Nói cho rõ hơn, Nhất Linh đã viết Đoạn Tuyệt, một tác phẩm tiểu thuyết vị nhân sinh trước; sau đó, có lẽ, ông thấy cần viết một tiểu thuyết vị nghệ thuật nên Đôi Bạn được ra đời.
Tình yêu của Loan và Dũng là tình yêu mong manh không rõ rệt, nó như một hương thơm đọng lại trong không gian, lúc có, lúc không, nhưng họ cảm thấy được sự tồn tại của nó. Thơm và đẹp.
Mùi hoa khế đưa thoảng qua, thơm nhẹ quá nên Dũng tưởng như không phải là hương thơm của một thứ hoa nữa.Đó là một thứ hương lạ để đánh dấu một quãng thời khắc qua trong đời: Dũng thấy trước độ mười năm sau, thứ hương đó sẽ gợi chàng nhớ đến bây giờ, nhớ đến phút chàng đang đứng với Loan ở đây. Cái phút không có gì lạ ấy, chàng thấy nó sẽ ghi mãi trong lòng chàng cũng như hương thơm hoa khế hết mùa này sang mùa khác thơm mãi trong vườn cũ.(Trang -22)
Tình yêu trong Đôi Bạn được coi như là một tình yêu gương mẫu, lý tưởng cho tuổi thanh niên thiếu nữ trong thập niên 1950-60 ở miền Nam. Ai cũng ước ao có một tình yêu trong sáng, không một vẩn đục về vật chất, về giai cấp giầu nghèo trong xã hội như vậy. Họ chấp nhận cả chuyện yêu mà không lấy được nhau để giữ mãi trong lòng một mối tình đẹp.
Trong Đẹp của Khái Hưng: Nội dung của truyện này là một tình yêu đẹp giữa một họa sĩ lớn tuổi (Bạn của bố) và cô cháu gái mới lớn (Con của bạn). Hai nhân vật chính là Nam và Lan.
Lan yêu chú Nam, bạn của bố từ khi chú Nam đến chơi ở nhà Lan, lúc cô mới 9 tuổi. Khi chú Nam chào từ giã gia đình cô, cô bé 9 tuổi, đôi mắt xanh và to đã nước mắt đầm đìa và Lan phải nén lòng mới không khóc òa lên trước mặt mọi người. Trong một giây yên lặng với tất cả buồn rầu của một cuộc biệt ly, Lan đã rụt rè hỏi mẹ: “Thế mà me bảo me cho con về chơi Hà Nội với chú”.
Có ai biết được đấy là một câu tỏ tình của cô bé lên chín. 
 Khái Hưng mở đầu cho “tự do luyến ái” bằng một cô gái được đi học, có kiến thức để tiếp tục YÊU tình yêu từ thời thơ dại của mình. Cô đọc tiểu thuyết Pháp, áp dụng tình yêu tiểu thuyết vào tình yêu của chính mình. Cô tự động tìm đến xưởng vẽ của người đàn ông cô yêu và bắt đầu một cuộc chinh phục, bằng sự hiểu biết của một cô thiếu nữ có học ở tuổi 17.
  Trong những dịp trò chuyện, Lan tìm đủ mọi cách để chinh phục Nam, nói cho Nam hiểu Nam cần có một người vợ.
Lan đã thắng và kết cục của mối tình Đẹp đó là Nam hỏi cưới Lan làm vợ.
Lan trở thành cái người đàn bà mà Lan cho là cần thiết trong xưởng vẽ của Nam. Thật ra người đàn bà đó chẳng qua chỉ là cái bình để Lan rót vào trong đó cái tình yêu từ thời lên chín của mình.( Một tình yêu rất TLVĐ)
Với Trống Mái của Khái Hưng: Đây là một cuộc cách mạng ái tình và tình yêu đẳng cấp.
Hiền, một cô gái tân học có cái nhìn bình đẳng về tình yêu rất mới. Mới đến nỗi chính cô cũng luôn luôn tự hỏi mình, tự cười mình.
Hiền luôn đem Vọi, một anh thuyền chài ra, để so sánh với Lưu, một người đang theo đuổi Hiền, một trạng sư tương lai để thấy cái khác biệt giữa hai người. Đã có lúc Hiền mơ mộng lãng mạn, tự hỏi:
Ừ, họ cứ nói, cứ bàn suông rằng không nên phân biệt đẳng cấp. Vậy sao ta không thể làm vợ anh Vọi được? Anh Vọi và ta đều không thuộc đẳng cấp nào cả, vì đã không chia đẳng cấp thì làm gì có đẳng cấp.”
Hiền băn khoan giữa cái trí thức đầu óc và cái tâm hồn mộc mạc. Hiền dư biết cái đẹp hình thức khó lòng mà cảm được trái tim của người trí thức. Nàng bị giằng co giữ hai đầu sợi chỉ vô hình:
Biết thế nào là tương đương? Tâm hồn không phải là trí thức. Có trí thức mà gian trá, lừa dối, tàn ác, không bằng có một tâm hồn ngây thơ thô lỗ mà thành thực. Nàng nhận thấy Vọi đứng riêng ra một xã hội khác hẳn với cái xã hội nàng đang sống, cái xã hội chỉ nghĩ đến dùng trí thức để che đậy một tâm hồn xấu xa, đê hèn”.
Giầu đầu óc tưởng tượng Hiền còn phác họa ra cảnh “Một túp lều tranh với hai trái tim… có lẽ bằng vàng”. Hiền và Vọi cùng trẻ, đẹp, khỏe mạnh sẽ yêu nhau sống hạnh phúc với nhau và làm việc bằng tay chân như những người dân chài lưới, ít học.
Trong khi đó thì tình yêu của Vọi đến với Hiền không có một chút lý luận nào, nó giống như nước biển từ từ thấm vào cát, giản dị và chan hòa. Tình yêu là một điều gì quá mới mẻ và lạ lùng. Giản dị, Vọi chỉ biết sung sướng được ở bên Hiền càng lâu càng tốt.
Vọi không hề biết đó là tình yêu. Hay có thể, ban đầu không hề nghĩ đến tình yêu vì chàng và Hiền cách xa nhau quá, chàng chỉ cho cô Hiền là một người tốt bụng. Cô Hiền về Hà Nội, Vọi hụt hẫng buồn bã mất một thời gian, rồi mùa thu qua đông tới hình bóng cô Hiền tưởng đã phai mờ, Vọi đã vui vẻ trở lại với các bạn chài lưới, quên đi cái nhớ thương vô lý của mình. Nhưng một buổi trưa, Vọi ngồi trên một tảng đá chăn hộ con bò cho em mình.
Trời giá lạnh, mỗi khi cơn gió bấc thổi tới rung mấy chiếc lá lộc vừng và đưa la đà qua mặt, Vọi lại rùng mình run lập cập tuy chàng ngồi sưởi ở dưới ánh nắng.
Một chiếc lá rơi vào lòng Vọi. Chàng cầm vân vê trong tay, tò mò ngắm nghía. Bỗng Vọi kinh hoảng kêu lên:
-         Trời ơi! Cô Hiền.
Màu chiếc lá rụng đỏ xẫm như màu vỏ xó vừa nhắc tới anh màu áo tắm Hiền thường mặc.
Tất cả cái thời kỳ tắm biển lại hiện ra rõ rệt, hiện ra với những cô thiếu nữ trắng trẻo xinh tươi mà trong số đó, cô Hiền xinh tươi, trắng trẻo nhất
.”
Câu chuyện kết thúc với cái chết của Vọi. Cái chết rất mơ hồ, không rõ rệt. Vọi chết vì bị cá nhà táng ăn khi lặn sâu xuống gỡ lưới, hay anh quyết định ở lại dưới lòng biển, chết, khi biết tình yêu thật sự là gì?
Những người như Vọi, trước đây ta chẳng bao giờ nghĩ họ biết ái tình là gì. TLVĐ còn cho không những họ biết yêu mà họ còn có thể chết cho tình yêu của mình.
TLVĐ xuất hiện trên văn đàn trên dưới 10 năm (1932-1944) làm xoay đổi cả một trào lưu yêu đương mới. Giúp phụ nữ biết suy nghĩ, cân nhắc giữa những tập quán xã hội và hạnh phúc cá nhân mình.
Trong tác phẩm Lạnh Lùng của Nhất Linh. Một phụ nữ góa chồng rất trẻ, có người yêu nhưng không dám nghĩ đến chuyện tái giá vì mẹ chồng và mẹ mình mỗi ngày nhắc nhở vào tai nàng bốn chữ: “Tiết Hạnh Khả Phong”.
Nàng tự hỏi: “Nhưng một người đàn bà góa sao lại không được đi lấy chồng như một người con gái? Sao cứ phải ở vậy mới được tiếng thơm cho cha mẹ, cho gia đình?
Câu hỏi này, trước khi có TLVĐ, không ai nghĩ đến. Họ cho việc “Tam Tòng” là một việc gần như bắt buộc phải như thế, không thể nghĩ khác hay làm khác được.
Cái xã hội phân chia đẳng cấp còn đáng trách hơn nữa. Đã là con quan hay là quan thì không bao giờ có quyền hạ mình xuống để yêu thương hay lấy một người thuộc giới hạ cấp, nghĩa là nghèo và ít học. Cái phân chia đẳng cấp này đôi khi dắt người ta đến tàn ác mà không biết. Như trong Nửa Chừng Xuân, khi biết mẹ mình đã phá vỡ mối tình của mình và làm khổ lụy đến vợ con mình vì phân chia giai cấp, Lộc tuy đau khổ, phẫn uất vẫn cố bênh mẹ:
Phải, bao sự lầm lẫn của mẹ ta nguyên do chỉ ở chỗ quá suy tôn cổ tục, quá thiên trọng tập quán. Mẹ ta đuổi Mai cũng chỉ vì thế, chứ khi nào mẹ lại tàn ác được đến thế?"
Ngoài đả phá hủ tục, tình yêu trong TLVĐ còn đi xa hơn nữa: Như Chương trong Đời Mưa Gió, một người học thức có địa vị trong xã hội có thể từ chối những mối tình môn đăng hộ đối vì sau một lần thi trượt đã khám phá ra: phụ nữ chỉ yêu chức vị bằng cấp của mình.
Chương buồn rầu đến báo tin hỏng thi với người vợ chưa cưới, tưởng sẽ được nàng an ủi khuyến khích, sẽ được nàng đem lời âu yếm vỗ về. Nhưng trời ơi!
Trái hẳn, Chương chỉ gặp vẻ mặt lạnh đạm của ông bố và dáng điệu khinh bỉ của bà mẹ. Nhất, câu nói rất có lý của bà ta, thì luôn luôn, mãi mãi còn văng vẳng bên tai chàng:
 “Người lấy con tôi phải là người có nghề nghiệp, căn bản
”.
Từ đó, Chương biết mang tấm tình chân của mình ra yêu cả gái giang hồ và chung thủy với tình yêu của mình.
Ngày thường, bận về việc dạy học, chấm bài, chàng ít rảnh thì giờ mà mơ màng, hồi tưởng tới quãng đời đã qua. Và có nhớ đến Tuyết thì chàng cũng tìm đủ lẽ phải, đủ lý luận để ghét được, để quên được một cô gái giang hồ nhơ nhuốc.Nhưng trong mấy ngày tết, mọi sự đều biến đổi, cho đến cả tính tình của ta. Người mà ta yêu khi xưa dù là người dơ bẩn vụt hiện hình ra, trong sạch, đứng trong cái khung mộng ảo của hoa đào thắm trên cái nền trắng dịu của cánh thủy tiên ...
Vì thế mà Chương âu yếm nhớ tới Tuyết.

Ở xã hội mà người ta khinh rẻ gái giang hồ, coi gái giang hồ là những người chỉ kiếm tiền bằng thân xác, không có trái tim rung động với chân tình thì TLVĐ cho chúng ta một cái nhìn khác:
Tuyết thổn thức ứa hai hàng lệ. Sau hai năm, những quần áo nàng để lại khi ra đi, chàng còn giữ gìn cẩn thận. Nàng nghĩ thầm: “Nếu ta biết chàng yêu ta đến thế thì ta đừng đến nhà chàng có hơn không. Chàng sẽ mãi sống với hình ảnh không già của ta. Nhưng nay chàng đã trông thấy ta rồi, thì từ đây, ta sẽ không còn chiếm được một chỗ cỏn con trong tâm hồn chàng nữa”.
Tuyết đã bỏ đi hẳn, không bao giờ quay về nữa, để Chương giữ mãi trong lòng  những mảnh tình còn lại cho nàng.
Trong Hồn Bướm Mơ Tiên, Khái Hưng đã dắt tình yêu vào dưới một mái chùa với Phật, với Sư, với Tiểu với khói nhang lãng đãng. Đã thiền hóa ái tình trần thế bằng một mối tình gần như không có thật nhưng lưu lại trong lòng độc giả mùi hương của những cây nhang và những tiếng chuông thu không.
Ý nguyện chân tu Lan đã cảm hóa được tình yêu thế tục của Ngọc:
…Tôi thú thực với chú rằng không bao giờ trí tôi lại sáng suốt như bây giờ. Những lời tôi nói với chú, tôi nguyện có Phật tổ chứng minh, thật ở tận đáy tâm can mà ra. Tôi vẫn biết lòng chân thành của tôi không thể cảm được linh hồn chú, nên hôm nay tôi chỉ lên từ biệt chú một lần cuối cùng mà thôi. Từ nay kẻ bắc người nam, xin không gặp mặt nhau nữa.
Xóm Cầu Mới của Nhất Linh với mối tình giữa Siêu và Mùi hai anh em họ, con dì con già là một mối tình rất lạ. Trong đó, vai nữ cô Mùi là cô gái con một cụ Lang, ngoài việc cô xinh đẹp, đảm đang, tốt bụng, dễ tức, hay khóc, biết uống rượu và thích được say nữa, cô còn rất thông minh trong tình yêu, cô luôn luôn đoán trước được ý định của Siêu và gần như dẫn dắt Siêu trong cuộc tình của hai người, Siêu bị cô cuốn đi mà không biết, mặc dù Siêu là người am hiểu về đời sống, có học và lớn tuổi hơn cô. Lồng trong cuộc tình của Siêu-Mùi còn cuộc tình của Bé và Đỗi, chuyện tình của Bác Hòa hàng cơm và Nhỡ. Mỗi nhân vật có một cá tính riêng nhưng rất gần gũi đời thường. Với văn phong tinh tế, dí dỏm, chi tiết và lãng mạn một cách trong sáng của Nhất Linh, đọc xong cuốn truyện, gấp sách lại ta có một cảm tưởng nhẹ nhàng, khoan khoái, thấy truyện nó tự nhiên như thế, phải diễn tiến như thế, phải khép lại như thế. Nó tự nhiên đến nỗi cho người đọc cái cảm tưởng là: Nếu mình là Mùi, là Siêu, là Nhỡ, là Bé …thì mình cũng “Yêu” như thế.
Siêu theo gia đình đi làm ăn xa, rồi trở về chốn cũ gặp lại Mùi năm năm sau, từ cô bé em họ mười hai, thành thiếu nữ mười bẩy tuổi mới tinh, Siêu không ngờ Mùi lớn lên lại đẹp như vậy. Mùi đã lôi Siêu vào cuộc tình bằng những cá tính rất đặc biệt của cô. Vì Siêu đem bà mẹ điên và em về ở trọ nhà Mùi, lại đưa cả vốn liếng của gia đình cho Mùi buôn gạo nên mối tình đó không sao tránh được, nhất là Mùi luôn luôn đánh động Siêu bằng cách này hay cách khác. Vừa lãng mạn yêu Siêu vừa đảm đang buôn bán. Đôi khi Mùi vừa yêu vừa tính toán, làm hai việc cùng một lúc rất sáng suốt.
Nàng vừa đếm tiền vừa tưởng tượng đến hơi nóng trong tấm chăn của Siêu, mùi tóc của chàng trên áo gối và nhất là khi Siêu kéo tay nàng, Siêu ôm lấy cổ vai nàng và kéo nàng ngồi dậy và nàng cưỡng lại…
Mùi hay dỗi, hay khóc nên trái ý một chút là khóc để thử xem Siêu yêu mình đến thế nào. Đôi khi Mùi làm nũng, đòi uống rượu, rồi say, để cho Siêu phải hầu hạ mình. Mùi có cái thú khám phá ra Siêu cũng yêu nàng như nàng yêu Siêu.
Sau một thời gian ở chung, Siêu cũng lây cái tính giả vờ tức, rồi thành tức thật; giả vờ buồn, rồi thành buồn thật, nếu người kia không nhìn ra là mình đang tức, đang buồn.
Tình yêu của Bé và Đỗi thì lại rất đơn sơ. Cả hai không cần phải giả vờ như Mùi và Siêu hay giả vờ với nhau. Bé hay đến mua tôm từ thuyền của Đỗi về làm nhân bánh cuốn cho quán cô Mùi nên có dịp gặp Đỗi và hai người phải lòng nhau. Bé đau mắt thường xuyên nên Đỗi tự làm thầy thuốc chữa mắt cho Bé, để lấy cớ được nhìn vào mắt Bé và Bé cũng nhân đó tự nhiên được nhìn lại Đỗi mà không ngượng lắm.
Mỗi lần Bé bước xuống thuyền mua tôm, Đỗi nói một câu gần như ra lệnh:
-         Đưa mắt đây cho tôi xem nào.
 Bé ngoan ngoãn ngồi sát vào Đỗi, lật miếng vải che mắt lên cho Đỗi xem, nhưng thật ra là nhìn. Hai người được dịp tự do nhìn nhau, đến nỗi chân giẫm lên nhau mà không biết. Sau đôi lần như vậy cả hai cùng thấy việc xem mắt và việc giẫm chân lên nhau phải đi đôi với nhau. Bé thì cho là một cái thú, bỏ sẽ tiếc lắm.
Nhất Linh cho tình yêu của từng giai cấp xã hội khác nhau và người nào hợp với cảnh ấy rất tinh tế, khéo và tự nhiên.
Tình yêu của bác Hòa và Nhỡ lại mở ra một không gian lãng mạn khác.
Bác Hòa, một góa phụ chưa đến ba mươi tuổi, mở quán cơm ở Bến Cháy, Nhỡ qua đó vài lần, và lần này chàng phải ngủ trọ lại. Bác Hòa phải lòng Nhỡ từ bao lâu rồi, làm sao biết được. Nhất Linh tả cảnh người đàn bà góa lâu năm thèm muốn một tình yêu, một người chồng. Trong đêm tối, nàng  đã làm đủ mọi cách để vào nằm chung một giường với người khách trọ.
Cái kiểu yêu lạ lùng của Hòa không ngờ lại gây lên sự khích thích cho Nhỡ, chàng thấy nó quá mới mẻ vì Hòa chỉ mong suốt đời được yêu Nhỡ với tình suông như Thúy Kiều với Kim Trọng. Hòa lăn vào Nhỡ nhưng Nhỡ vừa làm một cử chỉ âu yếm thì Hòa lại bẻ gập tay Nhỡ lên rồi giận, có khác chi cô Thúy Kiều tự mình tìm sang nhà Kim Trọng trước, đàn hát cho chàng nghe, nhưng khi thấy Kim Trọng “Xem trong âu yếm có chiều lả lơi” thì cô nghiêm mặt lại “Xin rằng đừng lấy làm chơi”.
Đàn bà ở giai cấp nào, thời đại nào khi yêu cũng khó hiểu như nhau.
Khác với cô Kiều, sáng hôm sau khi hai người chia tay thì Nhất Linh đã đặt cả một tình yêu sâu đậm mang nặng tính chất truyền thống của một người phụ nữ Việt Nam, thèm khát cái tình gia đình, tình vợ chồng vào trong hành động Hòa lục hòm lấy tiền cho Nhỡ, khi Nhỡ nhất định không lấy thì Hòa nói:
-         “Vợ chồng mà, sao mình cứ ngại. Đằng ấy hai cha mẹ đều nghèo, mình cầm lấy giúp thêm ít nhiều cho em vui lòng. Em không giầu nhưng cũng có vốn để dành. Gọi là có ít tiền của cô nàng dâu mới mà.
Một phụ nữ trẻ, góa chồng, yêu một người, tìm đủ mọi cách để vào giường người đàn ông đó giữa đêm, ngay trong nhà mình, nhưng nhất định không thất thân và sáng hôm sau đã nghĩ đến chuyện đưa tiền, để giúp đỡ cho gia đình của người mình yêu và coi ngay như là chồng. Tôi không biết có phụ nữ nào ngoài nước Việt Nam yêu lạ lùng, yêu lãng mạn như thế không?
Tình yêu của tất cả những nhân vật trong Xóm Cầu Mới nói hết thì thật vô cùng, cũng như Nhất Linh đã định viết cuốn truyện này cả mười ngàn trang và cho mỗi nhân vật riêng một pho tiểu thuyết. Nhưng đáng tiếc cuốn sách cũng như ông điều có một định mệnh riêng.
Nhất Linh, một nhà văn đã sống một đời với cái tâm bão nổi và tự chọn cho mình một cái chết im lặng nhưng đầy bi thảm.
Nếu độc giả đã đọc hết hay gần hết những tác phẩm của TLVĐ sẽ nhận thấy những nhà văn của TLVĐ là những người đã dấn thân và mở đường cho một sứ mạng rất cao đẹp: Dùng văn học để đổi mới xã hội, nâng cao phẩm giá phụ nữ, thi vị hóa ái tình.
Đặc biệt ba khía cạnh nổi nhất trong cuộc cách mạng văn học về tình yêu trong văn chương của TLVĐ có thể phân tích rõ như sau:
Thứ Nhất: TLVĐ mạnh dạn khẳng định cho ái tình tự do cá nhân, nhất là đối với phụ nữ. Khẳng định đồng nghĩa với tranh đấu để thoát ra khỏi và phá bỏ cái quan niệm cũ, quan niệm “Tam Tòng” của Nho Giáo đã dìm sâu vào bao nhiêu thế hệ bà và mẹ của chúng ta. Ở thế hệ chỉ đàn ông mới có quyền yêu và tình yêu của đàn ông nặng về tình dục.
Trong tiểu thuyết TLVĐ ta đã tìm ra được những người đàn ông biết yêu những mối tình đẹp, biết lý tưởng hóa tình yêu và coi phụ nữ bình đẳng hay đôi khi hơn mình. Người đàn ông trong TLVĐ đã nhìn ra: “Tình Yêu Môn Đăng Hộ Đối” là tình yêu giả tạo, hoàn toàn dựa vào gia thế và bằng cấp. “Phi Cao Đẳng bất thành phu phụ”. Và còn đi xa hơn nữa, họ biết đem cái nồng nàn say đắm của mình ra yêu cả đến những cô gái giang hồ bằng tấm ái tình chân thật của mình.
Thứ Hai: TLVĐ mang ái tình vào trong tôn giáo hay mang ảnh hưởng tôn giáo vào trong ái tình. Nâng cao tình yêu lên, cho người ta thấy ái tình không phải chỉ thuần túy dựa vào những nhu cầu của thể xác đòi hỏi.
TLVĐ còn dấy lên một phong trào văn chương và ái tình Việt Hóa. Trước đây khi ta đọc truyện dịch hay phóng tác thì văn chương ái tình, tâm lý, khung cảnh thấy hoàn toàn mang cái âm hưởng Tây hay Tầu. Ngay cả cuốn tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách một thời gây sôi nổi cũng chưa thoát được hẳn ra ngoài cái gò bó đó.
TLVĐ mở đầu Việt Hóa câu chuyện và dĩ nhiên Việt Hóa các mối tình. Đây là điểm nổi bật của TLVĐ cho độc giả gần gũi với câu chuyện, thấy như chính mình là những nhân vật trong truyện. Đặc sắc hơn hết Nhất Linh còn mở ra một cánh cửa ái tình cho ta nhìn vào ở Bé, Đỗi, Nhỡ và bác Hòa hàng cơm là những người bình dân ít học mà trước đây ta không hề tưởng những người này biết yêu là gì, biết ái tình là gì. Họ chỉ sống theo số phận và bổn phận.
Thứ Ba: Tuy Việt Hóa  nhưng những mối tình trong TLVĐ vẫn mang một giá trị phổ quát , như  một số sách đã bay ra ngoài nước Việt, gây chú ý cho độc giả ngoại quốc.
Một số sách đã được dịch sang : Nhật, Nga, Pháp và Anh ngữ
 Bài viết này như một nén hương nhỏ cùng được thắp lên trong bó hương chung tưởng niệm và ghi ơn tất cả những nhà văn trong TLVĐ và kỷ niệm 50 năm, ngày (7/7/1963) con chim đầu đàn Nhất Linh đã vỗ cánh bay xa.


(3) Thơ:
(i) Ts Đặng Huy Văn
Nhớ sao lời Mẹ ru
Nhớ sao sâu lắng câu Kiều
Từ trong tâm khảm những chiều mẹ ru
Ngay trên quê của Nguyễn Du
Tự bao giờ đến bao giờ, mẹ ơi!
           Nhớ sao những buổi đẹp trời
           Xưa con theo mẹ cùng vui Hội Làng
          Câu hò ví dặm đa đoan
          Yến anh phường vải hai làng đối ca
Nhớ sao những cánh đồng xa
Thuở con theo mẹ giúp bà hái bông
Những chiều cùng mẹ tắm sông
Bắt trai, mò hến mãi không muốn về
           Nhớ sao chợ huyện, chợ quê
          Trông em đợi bánh chiều về mẹ mua
          Nhớ đêm theo mẹ lên Chùa
          Cùng ông sắm lễ xin bùa cho em
Nhớ sao những ánh trăng đêm
Mẹ ngồi giở sách ngoài thềm dạy con
Chữ “O” là quả trứng tròn
Chữ “Ô” thêm nón, mẹ còn nhớ không
          Nhớ sao những tối mùa đông
          Ngủ quên bên bếp, mẹ bồng ổ rơm
          Tháng mười gạo ré dẻo thơm
          Lúa mùa vừa gặt, con cơm với cà
Nhớ sao trường cũ gần nhà
Con hay trốn học, ông bà buồn đau:
“Thôi về giúp mẹ chăn trâu!
“Ba năm lớp Một, học nào ích chi?”
          Nhớ sao xuôi ngược thuyền bè
          Ngày đêm tấp nập sông quê một thời
          Mùa mưa đồng ngập trắng trời
          Con theo anh lớn chèo bơi đơm cò
Nhớ sao phiên chợ bến đò
Ngày 3 ngày 8 mẹ chờ nục cơm
Về từ cửa Hội chiều hôm
Đêm xanh lục cá, cua, tôm…trên bờ
          Nhớ sao lời hát mẹ ru
          Câu Kiều trên võng bây giờ còn đây
          Nay con ru cháu mỗi ngày
          Mà như lời mẹ đâu đây vọng về
Mẹ ơi còn đó làng quê
Sông Lam vẫn chảy, đồi chè còn kia
Non Hồng một cõi đi về
Tình thâm mẫu tử sớm khuya mãi còn
(Hà Nội, 14/7/2013)
(ii) Vũ Kiện
Mộc bản chiêm bao
tôi vẫn thường mang hoài tiếc nuối
chưa được xuôi nhiều đường quê hương
loạn ly từ lúc chưa đầy tuổi
mất cả trời thơ, lạc phố phường
          quê mẹ chưa bao giờ được gặp
          họa hoằn trong mộc bản chiêm bao
          ngỡ như lúa kể lời cổ tích
          cho cánh đồng quê nghe tình ca dao
những địa danh này tưởng rất quen
từng trang sách vở miết mê tìm
trong tiềm thức bút chì xanh đỏ
vẽ những nhành sông chảy thật mềm
          rồi vẫn như người du khách lạ
          ngỡ ngàng chiêm ngưỡng ành trường sơn
          xin mây: viên đá chân đèo vướng
          về để trưng trong tủ kính hồn
ngoài ba mươi tuổi làm lưu lạc
mới biết mình đánh vỡ không gian
gọi ai mà gởi lời di niệm
của kẽ vừa rơi khỏi địa đàng
          mốt mai tôi chết cho tôi được
          đắp mặt bằng hương tóc người yêu
          và trong sáu tấm hòm xô lệch
          cho gối đầu lên quyển truyện Kiều
hát hộ tình ca vút Thái Thanh
cho hồn tôi bát ngát màu xanh
xác này lửa hỡi làm tro bụi
gió giạt về ven biển Thái Bình
...........................................................................................................
Kính.
NNS
__._
NGÀY VỀ_ELVIS PHƯƠNG





CÁNH SAO ĐÊM_THƠ - MAI ĐẰNG Phổ Nhạc- TÔI MUỐN LÀ TRĂNG_THƠ PTMH



*


TÔI MUỐN LÀ TRĂNG.


Tôi muốn là trăng hôn tóc em,
Là trăng ve vuốt tấm vai mềm,
Này em, sàng sẩy tình trăng ấy,
Em có mơ gì trong giấc đêm?
*
Tôi muốn là trăng, là gió êm,
Mơ màng sa xuống, đứng bên thềm,
Nơi có em đưa tôi vào mộng,
Giấc mộng trăng vàng bên Giáng Tiên!
*
Em là trăng, tôi mơ tình trăng?
Nhìn trăng lòng xuyến xao, bâng khuâng,
Cao Nguyên vằng vặc vầng trăng cũ,
Soi sáng một đời...Mơ giấc Tiên...
 
Phạm Thị Minh-Hưng.

SG-09-12-2012

*
NẾU…..!



Nếu ngày mai em hết còn luyến nhớ



Em ném tình mình theo với thời gian



Ôi, khổ đau làm sao anh biết được



Khi thấy rằng quê củ chìm trong mây



Nếu ngày mai anh không làm thơ nữa



Em lấy đâu ra hoa sửa ngọt ngào



Ai đem hoa phượng đỏ phủ sân trường



Và hàng me che khuất bước chân em



Ai nhịp bước cùng em trên Tràng Tiền



Ngắm con đò xuôi ngược về bến Ngự



Sông Thu Bồn đến mùa con nước cạn



Ai ngẩn ngơ theo giọt nắng chiều vàng



Còn đâu nữa nước dừa xiêm Tam Quan



Làm mát lạnh hồn em ngày tiển biệt



Ai dìu em thăm mộ Hàn Mặc Tử



Còn vần trăng sẽ bán cho ai đây



Ai đưa về vùng cát trắng Nha Trang



Chân đạp cát mà hồn mình thổn thức



Ai nhắc cho em Sài Gòn chợt mát



Phố Bô Đa, Nguyễn Huệ, bến Bạch Đằng



Gió heo may lướt nhẹ buổi chiều tàn



Tiển em về bên kia dòng sông Hậu



Ai nhắc em Hà Nội vào thu sớm



Em có chắc lòng em không quạnh hiu



Nếu ngày mai Da lạt trời trở lạnh



Ai sẽ khoát cho em chiếc khăn quàn



Nếu ngày mai em không cười vui nữa



Làm sao anh tự bán nổi buồn đây



Nếu ngày mai em hết còn luyến nhớ



Em ném tình mình theo với thời gian



Và Ca na da chìm trong băng lạnh



Thì cuộc chơi này..... cũng bỏ anh đi!



TSN-Canada 21 July-2013



Tặng những người bạn gái năm xưa, một thời để yêu và một thời để nhớ!

BAO GIỜ THÔI MƯA_THƠ NQ _NHẠC MAI ĐẰNG - MƯA CHIỀU_PTMH




*

Mưa Chiều

Giọt mưa buồn, giọt nước mắt ai, 
Rơi rơi, nức nở, khóc tình phai,
Mưa rơi thánh thót trên đường vắng,
Bọt bèo bong bóng nước, đường dài
*
Mưa rơi, rơi ướt, mưa bay bay,
Tìm đâu vạt nắng hồng mê say,
Chiều xuống mây buồn, se sắt lá,
Vàng úa rời cành, tiếc nuối,  xót xa.
*
Mưa rơi thấm lạnh vai em gầy,
Tím ngắt hoàng hôn, sầu gió lay,
Lạnh lùng giọt-giọt-thương-thương-nhớ.
Ngập ngừng hiu hắt bước chân ai
*
Sao trời mưa mãi, khóc thương chi,
Tình đời thôi thế, cũng đến khi,
Một thời hoa mộng, xôn xao nắng,
Thấp thoáng đắng cay, ngày chia ly.
*
Gió hỡi ngừng đi, xin đừng bay,
Đừng cùng mưa, giá buốt tình ai,
Đừng khóc thương chi, buồn tê tái,
Đâu đó sẽ còn Ánh-Nắng-Mai.

PTMinh-Hưng

BMT-13-12-2013
Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội-Phạm Đình Chương.






Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

MÂY BÂNG KHUÂNG_THƠ PTMH_MAI ĐẰNG PHỔ NHẠC

















Mây trắng bâng khuâng nắng hạ vàng,
Mây đùa bên gió, mây thênh thang,
Về đâu bờ bến nào, mây hỡi,
Có tiếc ngày qua - Mộng vỡ tan
                    *
Mây trắng bâng khuâng, chiều mênh mang,
Về đâu mây hỡi, nẻo xa ngàn,
Làm sao có được ngày yêu dấu,
Mưa buồn, mây biền biệt lang thang.
 

*
Bâng khuâng mây trắng, tình chơi vơi,
Đường xa muôn lối, có gì vui,
Có đợi chờ ai nơi nẻo cũ,
Còn đâu - Ngày tháng sẽ dần vơi.

                    *
Mùa đông, rét mướt, mây về đâu,
Ngàn hoa ủ rũ, cảnh âu sầu
Bàng bạc u buồn, tình hiu hắt,
Tìm đâu, mây trắng đã xa xôi.

                    *
Mây không có tuổi, mây không già,
Bay hoài, không mỏi, khoảng trời xa,
Phương trời lộng gió, xôn xao nắng,
Mặc tình đời, bể dâu, phôi pha...
 

Phạm Thị Minh-Hưng.

*
21-7-2012.

 photo MAYTRANGBK.jpg

__._,_.___

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

HOA SEN_NGHỆ THUẬT FRACTAL - SẮC MÀU_THƠ





Nghệ thuật Fractal 
Hoa sen 
Lotus flower by fractal art
***

Fractal art - Wikipedia


Video
Hình thu nhỏ

Space Lotus Fractal



Hình thu nhỏ

lotus flower




Hình thu nhỏ

lotus flower mandala





Fractal Dahlia.

































































































*


 SẮC MÀU

Tôi yêu, thế giới ảo, sắc màu,
Những hình ảnh đẹp với ngàn sao,
 Hoàng hôn mây tím, lòng xao xuyến,
 Nhạc khúc du dương, dạ vấn vương.
*
Tôi yêu hoa thắm, biển xôn xao,
Yêu vần thơ, dệt mộng hư hao,
Yêu trăng tròn - khuyết, yêu hoa dại,
Thu sầu lá rụng, gió lao xao
*
Tôi bước vào thơ, mộng ảo huyền,
Bằng hình ảnh đẹp của nàng Tiên,
Bằng ánh thu vàng, chiều hoang vắng,
Gió lạnh mùa đông, mưa dưới hiên.
*
Ai cười khúc khích ở bên tôi,
Hay chính hồn tôi đang rất vui,
Ngất ngây âm hưởng, đời muôn sắc
Nhạc cùng thơ, bay bổng, chơi vơi.

 Phạm Thị Minh Hưng

**

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

LỬA PHƯỢNG_T T LAI HỒNG



LỬA PHƯỢNG

Trần thị LaiHồng

http://khoahocnet.files.wordpress.com/2013/07/image002.pngLửa Phượng, photoshop VõĐình AnhDuy
Cuối tháng Năm. Tháng Năm chưa nằm đã sáng. Dậy sớm. Ra hiên trước đón không khí trong lành ban mai. Cỏ cây còn mơ màng ẩn hiện trong ánh sáng trắng mờ nhạt thoáng dịu hồng đọng trên vòm cây xanh trước ngõ. Tàng cây nổi bật trên nền mái đỏ ngôi nhà bên kia đường và nền trời còn trắng đục. Con lộ cát sỏi trắng xô xố tưởng có tuyết phủ nhẹ.

Vài cánh cò liệng qua, đáp xuống vạt cỏ. Màu trắng nổi bật lên nền xanh. Có tiếng chim hồng y lảnh lót. Ngước mắt nhìn, hình hồng y đỏ rõ nét trên cành lá lục. Và phút chốc mặt trời vụt đáp tiếng chim gọi: cây cành bùng sáng những tia bình minh hồng vàng rạng rỡ, soi rõ mấy chùm hoa đỏ rực: Phượng!
Chỉ mới mấy chùm lác đác, mà rưng rức một niềm đau xé lòng ….

Hè về! Hè về!!!
Mầu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người.Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa. (Xuân Diệu, Hoa Học Trò, tản mạn)
Lửa Phượng! Phượng! Trái tim của mùa Hè.
Dưới ánh nắng, Phượng chói lói bùng lửa, những cánh hoa bung rộ đón nhận tình yêu của nắng, để lại vết xước trong tim hoa, hay vết thương từ mũi tên bay vút cắm ngập cho tình nở rộ bằng những giọt máu đỏ hồng …
Hoa không thể nở không có nắng, và người không thể sống không có tình yêu. A flower cannot blossom without sunshine, and a man cannot live without love. (Max Muller, triết gia Đức, tu sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, chuyên về Đông phương, đọc và viết tiếng Phạn, chú trọng về Phật giáo, câu trích dẫn từ Wisdom of Buddha)Hoa là ngôn ngữ chân thật nhất của Yêu Thương …Flowers are love’s truest language (Soren Kierkegaard, triết gia Đan Mạch thế kỷ 19)
Ơi Phượng ! Phượng yêu !
Yêu người ! Yêu Phượng ! Yêu hoa đầu mùa. Yêu mầu rực rỡ, yêu ai mù loà … (Phạm Duy, Phượng Yêu)
Phượng hay Phượng vĩPhượng vỹ, Soan tây, Điệp tây hoặc Hoa Nắng, Hoa Học trò… Tên khoa học Delonix regia, họ Fabaceae, đại mộc sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Tên thông dụng trong tiếng Pháp Flamboyant, tiếng Anh Flame of the Forest, Royal Poinciana. Tự điển Tropicana, Color Cyclopedia of Exotic Plants and Trees của Alfred Byrd Graf, D. Sc. ấn hành 1978, và Tự điển Cây Cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ quyển I tập 2 ghi Phượng đại mộc, vỏ trắng nhánh xéo, lá rụng vào mùa khô, 2 lần kép; thứ diệp mang vào 20 cặp tam diệp; hoa to, đỏ; cánh hoa có cọng, cánh cờ cam có đốm trắng; tiểu nhụy 10, chỉ cao 10 cm, rời nhau. Trái rất to, dẹp, cứng, dài 20-60 cm, rộng 4-5 cm; hột dài, đen, có vân nâu, rất cứng. Trồng vì hoa sặc sỡ, gốc Madagascar.
Phượng cao vừa phải, khoảng 5 thước hoặc có khi đến 12 thước, mọc vùng khô thiếu nắng thì rụng lá, nhưng vùng có đủ mưa thì luôn xanh tươi.
Hoa Phượng lớn, có 5 cánh đỏ thắm hay màu hỏa hoàng, cánh thứ 5 gọi là cờ luôn thẳng vút nổi bật màu trắng với lốm đốm chấm đỏ và vàng.
http://khoahocnet.files.wordpress.com/2013/07/image003.png
                         Phượng vườn nhà LaiHồng June 5
Phượng xuất thân từ những khu rừng già Madagascar. Trong rừng rậm, Phượng chen chúc khó sống và có cơ nguy tuyệt chủng, nhưng cơ may hoa rực rỡ với tàng cây cành lá mượt xanh tỏa rộng cho bóng mát, nên được đưa trồng khắp nơi trên thế giới. Người khám phá Phượng là Thống đốc French West Indies, vùng đảo Caribbean trong Đại Tây dương, thế kỷ 18. Tên ông là M. de Poinci, và từ đó Phượng mang tên Poinciani.
Cây Phượng được đưa vào Việt Nam thế kỷ 19, dưới thời Pháp thuộc. Thích hợp với khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới, được trồng nhiều tại Huế, Saigon, Hà Nội và Hải Phòng…. trong công viên, dọc vỉa hè các đường lớn, và nhất là tại các trường học. Hải phòng có tên là Thành phố Hoa Phượng, và dạo sau này có Lễ Hội Hoa Phượng hằng năm vào khoảng tháng 5 là tháng Phượng bắt đầu rộ.
http://khoahocnet.files.wordpress.com/2013/07/image004.png
                Phượng Hải Phòng, lehoihoaphuongdo.wordpress.com
                     Đường Hoa Phượng đỏ và vàng Hải Phòng
http://khoahocnet.files.wordpress.com/2013/07/image005.png
Con đường trong hình trên cho thấy Phượng Vàng. Loại hoa vàng này có tên khoa học là Delonia regia var Flavida, khó trồng và ít hoa hơn Phượng đỏ, hoa toàn màu vàng nhưng cánh cờ lại trắng lốm đốm vàng, rất lạ.
http://khoahocnet.files.wordpress.com/2013/07/image006.png
     Phượng Đỏ Phượng Vàng, hình Dough Caldwell, Đại học Florida
Không nên lẫn lộn Phượng Poinciana Delonix regia với cây Điệp, Điệp cúng, Phượng ta, Kim Phượng, là tiểu mộc thân có gai, ra hoa quanh năm trong khi Phượng Vỹ đại mộc và chỉ ra hoa mủa hè.
Hết hè, Phượng có trái, dài như lưỡi kiếm, bên trong có hạt dài xếp hàng ngang. Lá Phượng lăn tăn xếp đối từng đôi hai bên cọng, dính vào một cuống dài và tạo thành một chùm dài như lông chim, xanh mượt. Hoa và lá trông giống một chim Phượng đầu đỏ (hay vàng) và đuôi xanh dài, vì vậy được đặt tên là Phoenix/ Phượng vỹ.
Tìm hiểu sự tích liên hệ Hoa Phượng, thấy có truyền thuyết của ViệtNam và Úc.
Chuỵện người Hải Phòng kể ngày xưa có một võ sư tuyệt luân không vợ con, nuôi 5 con trai suýt soát tuổi nhau để truyền nghề. Y phục võ sinh toàn màu đỏ rực. Một năm, nước có loạn, do một tướng cướp võ nghệ song toàn nhưng rất hung hiểm. Võ sư xin triều đình cho đi dẹp loạn cứu dân lành. Chưa lên đường thì tên cướp bất thần kéo thủ hạ xông vào nhà, dùng võ lực của đám đông uy hiếp bắt trói võ sư, nhưng chưa vội giết, mà thả về với điều kiện phải dâng năm mươi cân thịt bò tơ cùng một nong xôi gấc và năm vại rượu, đích thân khiêng đến nơi đóng quân trên ngọn đồi giữa làng.
Võ sư được dân làng giúp làm thịt bò để ông hì hục khiêng lên núi. Dân làng cung cấp nếp và quả gấc nấu xôi, vừa lúc năm người con nuôi trở về từ trường thi, muốn cùng cha xông lên núi diệt giặc cướp, nhưng võ sư đã có sách lược. Ông vẫn một mình đội nong xôi thật lớn vất vả lên núi. Tên cướp mưu toan sẽ hành hạ và sau đó đầu độc võ sư, vì biết ông vừa uy dũng vừa mưu lược. Khi võ sư vất vả đến nơi với nong xôi gấc vĩ đại, tên tướng cướp vung gươm đâm võ sư ngã gục, nhưng võ sư đã gượng vùng dậy rút lưỡi gươm phóng thẳng vào ngực tên phản loan. Đồng thời, năm chàng con nuôi ẩn trong nong xôi vĩ đại kịp thời vung kiếm chém tên cướp, và đánh đuổi đám thủ hạ.
Dân làng an táng võ sư, và năm người con nuôi trồng năm cây quanh mộ, một giống cây có lá đẹp như thêu và lớn lên cho bóng mát rợp. Cả năm lần lượt qua đời, và năm cây bên mồ đơm hoa, một loại hoa đỏ thắm như màu áo võ sĩ. Hoa có năm cánh rực rỡ, và tàng cây đầy hoa trông xa như một nong xôi gấc vĩ đại đỏ rực Khi kết quả, trái có hình y hệt những lưỡi gươm treo lủng lẳng trên cành. Tình Phượng trong chuyện kể này liên hệ Cha Con tình sâu nghĩa nặng.
Chuyện kể của Úc có tính cách huyền thoại. Tại Úc, thổ dân Úc Aboriginal di dân từ Châu Phi sang Á xuống Úc trên 50 ngàn năm trước, có huyền thoại Poinciana Woman khắc trên đá, theo nghệ thuật Kakadu Rock, ghi lại hình ảnh một thiếu nữ thổ dân bị sát hại, ẩn thân vào cây Phượng, có khoảng 100 năm kể từ ngày được du nhập từ Madagascar vào Úc.
image007

Poinciana Woman, hình Shelz Keast
Chuyện khác là một vở bi kịch tình yêu nam nữ thuở thiếu thời, do Shez Keast – người chụp hình trên – có xem nhưng không nhớ rõ chi tiết chỉ biết là một cuộc tình tan vỡ trong màu Phượng.
Ơi Phượng! Phượng yêu!!!
Hoa là ngôn ngữ chân thật nhất của Yêu Thương …Flowers are love’s truest language (Soren Kierkegaard, triết gia Đan Mạch thế kỷ 19)
http://khoahocnet.files.wordpress.com/2013/07/image008.png
                  Phượng Birsbane, Úc, nzguy1.livejournal.com
http://khoahocnet.files.wordpress.com/2013/07/tem-hinhphuong.gif
                              Tem hình Phượng, Đại học Florida
Phượng ghi nhiều kỷ niệm thiếu thời. Cấp tiểu học chơi cùng hoa, đá nhị cái, vặt nhị đực nhai cùng cánh hoa ngọt dịu, vặt cánh chơi trò nấu ăn, vò búp thổi phồng đập lên trán, kết hoa lên đầu làm cô dâu …Đám con trai thì ăn hoa nụ, chua chua chan chát nhưng lại thú vị, tuổi nhỏ thấy gì cũng ăn! Ăn hạt Phượng non mỏng xanh lục nhạt ngòn ngọt bùi bùi, và hạt già luộc chín bỏ vỏ ăn nhân trắng mòng mọng dòn bùi.
Lên trung học, bắt đầu biết làm dáng, các cô cũng nhai cánh hoa nhưng để môi thêm mầu, không kết hoa làm cô dâu nữa mà hái hoa kết tràng dài làm giây đeo cổ tặng nhau, nam sinh hái nguyên cành tặng nữ sinh, nữ sinh cũng tặng nữ sinh, rồi ép hoa vào sách vở, vào lưu bút cuối năm kèm vài vần thơ học trò…
Mấy câu dưới đây thật ngây thơ, không thấy tên tác giả, trong bài Mãi Trong Tôi Ngôi Trường Ấy, nhặt từ một blog có tên cadasa e-learning:
……. Đến khi hoa phượng nởĐỏ rực cả sân trườngCũng là khi ve khócCho tình bạn chia ly ……
Mấy câu này cũng rất thanh thoát, trong bài Hè của Hằng Nga, trích từ blog enmuathu

Hè về phượng nở vấn vương
Bạn bè mỗi đứa một phương xa rời
Cổng trường khép kín lại rồi
Sân trường áo trắng tạm thời chia xa

Những cánh Phượng trên đường là nguồn rung cảm diệu vợi:

Bước chân chiều qua ngõ
Dẫm lên cánh phượng sầu
Sắc hoa màu thắm đỏ
Gợi nhớ bóng hình nhau
Cánh phượng còn in dấu
Trong day dứt ngậm ngùi
Bóng hình xưa lãng đãng
Giữa quên, nhớ, buồn, vui …
(Hồng Vũ Lan Nhi, Cánh Phượng Sầu)

Sắc hoa tưởng niệm, như Thụy Du, trong Sắc Hoa Màu Nhớ:

Cánh phượng nào của ngày xưa trong trang vở
Bông phượng nào lưu luyến buổi chia ly
Cánh phượng tặng nhau người còn nhớ
Tuổi hoa niên run rẩy nói câu gì?

Bất cứ nơi nào có Phượng là có những mối Tình Phượng, hồn nhiên, thánh thiện từ tình bạn cùng hay khác lớp khác trường, chỉ đơn giản là tình bạn, như trong bài thơ tìm thấy lại từ .. cả nửa thế kỷ trước, dưới tên ghi Hoài Nam, đăng trong Đặc san Phượng Vỹ Houston:

Trường Đồng Khánh có đôi lầu hồng tím
Chạy song song tìm vạt cỏ nhung xanh
Với đôi hàng Phượng Vỹ đứng giao cành
Ươm hoa đỏ trời xanh màu thân mật
Chiều, gió lộng, nhạc ru người ngây ngất
Sáng sương rơi tha thướt ánh bình minh
Tôi yêu nơi chôn dấu biết bao tình
Từng đôi bạn xóa hình trong nắng nhạt
Thế là hết mấy năm trời ăn học
Cả trường hồng cùng bè bạn rời xa
Một chuyến tàu.. thôi hết sẽ chia lìa
Trong khi Phượng ưu sầu rơi huyết lệ…

Đặc san Tiếng Sông Hương – Dallas 1990 có bài thơ, trích một đoạn:
Huế của mình, nay Huế của ai?
Thầy xưa, bạn cũ mất đi rồi!
Đôi hàng phượng vĩ hoa còn thắm
Như chút u hoài năm tháng trôi!
                (Thanh Cầm, Huế Của Ai?)

Một Huế, người Bắc nhưng vào Huế và yêu Huế, yêu Phượng:

Tha hương … bỗng nhớ người yêu cũ
Dìu dặt tơ lòng như tiếng ru
Thời gian mặt nước Hương giang lặng
Cánh phượng năm mô bến mịt mùng.
                     ( Lê văn Lân, Nhớ Huế)

Và không biết bao nhiêu mối tình nở rộ mỗi mùa Phượng. Tình hè, tình chia tay, thất tình.. hay kết tình một đời …….… 
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu…
           
(Hoàng Nhuận Cầm, Chiếc Lá Đầu Tiên)

Bài thơ Chút Tình Đầu của Đỗ Trung Quân được phổ biến nhiều nhất hằng năm, tứ thơ đẹp của tuổi học trò tăng thêm phần tuyệt diệu qua nhạc của Vũ Hoàng với tựa đề Phượng Hồng:
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu??? 
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám/
Thuở chẳng ai hay thầm lặng – mối tình đầu
…..….. Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em hái mùa hè trên câyChở kỷ niệm về nhà
Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại
Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa.

Nơi hoa bừng nở là nơi hy vọng hiện hữu. Where flowers bloom so does hope (Lady Bird Johnson, phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson))

Luôn có ngàn hoa cho những ai muốn thấy…There are always flowers for those who want to see them (Henri Matisse, họa sĩ)

Phượng, trong Sắc Hoa Màu Nhớ, nhạc và lời Nguyễn Văn Đông, phổ biến mạnh tại miền Nam và hải ngoại:….. 
Hoa Phượng rơi đón mùa Thu tới
Ngàn phượng rơi bay vương tóc tôi
… Nhưng lòng vẫn nhớ, một trời vẫn nhớĐời đời
…. Phượng rơi… rơi trong lòng tôi ….

Một bài thơ khác cũng được phổ nhạc – Thời Hoa Đỏ – tác giả Thanh Tùng của Hải Phòng thành phố Phượng, do Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, rất thịnh hành trong nước:
Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao
Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng
Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh
Chẳng cho lòng ta yên …..….. Mỗi mùa hoa đỏ về
Hoa như mưa rơi rơiCánh mỏng manh tan tác đỏ tươi
Như máu ứa của một thời trai trẻ
Hoa như mưa rơi rơiNhư tháng ngày xưa ta dại khờ …..….. 
Hoa cứ rơi ồn ào như tuổi trẻKhông cho ai có thể lạnh lùng
Hoa đặt vào lòng chúng ta một vệt đỏ
Như vết xước của trái tim…..

Ơi Phượng! Phượng yêu!!!!!!!!!!
Bởi yêu Phượng nên có Bài Ca Tháng Sáu, lần này ký tên thật, viết từ 1991 thời làm báo bên tiểu bang xanh mãi ngàn xanh Washington, mà vết sướt trong tim hoa, mới, mới, mới, bởi mũi tên bắn xé lòng vì hoa!!!!!
đêm qua tôi mơtrở về mái trường xưa hồng tím
như tìm về kỷ niệm tháng năm xưathời thơ ấu
dưới bầu trời tháng sáu lối cỏ rêu phong còn in dấu gót chân son
tôi đã gặpnhững khuôn mặt thân quen ngày cũ
ríu rít vui mừng như một lũ chim non
những đôi mắt long lanh khuất sau vành nón
có thơ lồng trong lá“mát mặt anh hùng 
khi nắng hạ che đầu thiếu nữ lúc mưa xuân”
bạn và tôi ngơ ngẩn đứng tần ngần 
ngắm nắng tháng sáu ươm tơ vàng trên tàng phượng đỏ
để tóc thề trong gió nhẹ bay bay 
tay trong tay ta ngất ngây say 
nhạc ve sầu ra rả nghe đâu đây rộn rã bài ca
      “trời hồng hồng      sáng trong trong      ngàn phượng rung nắng ngoài song …”

lần theo dấu cỏ thấy trên vỏ cây sù sì xác ve ghì gốc phượng thân đã chết mà tình còn vướng mắc 
lòng bâng khuâng
trong khoảnh khắc thấy sự còn mất chợt tỉnh giấc
bất giác nắm trong tay cả một khoảng đầy hư vô …
Hư vô, hư vô …..
Ơi Phượng! Phượng yêu!!!!
Hư vô, hư vô ….. 
bởi hoa nở nhắc nhở mười ba la mật:

“Hoa: 
Ðây là hình tượng ẩn dụ sự tu hành mười ba la mật. Sự tu trì này là nhân để nhập pháp giới, thành tựu mọi công hạnh của bồ tát đạo. Hình ảnh đóa hoa nở khai là hình ảnh của tâm bồ đề khai mở trong tâm thức người. (Thầy Hằng Trường, thuyết giảng về Kinh Hoa Nghiêm)

Trần thị LaiHồng
Hoa bang, 25 tháng 6, 2013