Passiflora edulis, Passion fruits ...Trái Chanh dây, Chanh leo, Mác mác, Chùm Bao trứng , Lạc Tiên trứng ...
Vietnamese names : Chanh dây, Chanh leo, Mát Mát, Chùm bao trứng
Common names : Passionfruit, Granadilla (South America (In Costa Rica
Granadilla is a copmpletely different fruit) , Parchita (Venezuela),
Maracudja (French Guiana),, Lilikoi (Hawaiian)
Scientist name : Passiflora edulis Sims.
Synonyms :
Family : Passifloraceae . Họ Lạc Tiên
Kingdom:Plantae
(unranked):Angiosperms
(unranked):Eudicots
(unranked):Rosids
Order:Malpighiales
Genus:Passiflora
Species:P. edulis
Links :
Dây mát hay Lạc tiên trứng (Passion fruit)
Tiến sĩ Dược khoa Trần Việt Hưng
Trên trang web của ThuvienVN.org gần đây có bài: 'Trái mát mát hay
chanh dây có mặt tại quận Cam'. Bài ghi lại như sau : Trong vài tháng
vừa qua, một số cửa hàng bán trái cây trong khu Bolsa đã có bán một
loại trái cây mà một số ít người biết đến. Đó là trái chanh dây, cũng
có người gọi là trái mát mát..'.. và :'theo lời các vị chủ nhân các
tiệm bán trái cây trong Vùng Little Siagon cho biết thì trái chanh dây
rất bổ và chữa được nhiều chứng bệnh..'.. Bài viết cũng cho biết thêm
là ' Giá cả của loại chanh dây này khoảng 3 đô la cho một pound, trái
chây dây khi chín ngả sang màu tím và khi da trái có nếp nhăn thì dủng
được. Cũng có loại chanh dây khi chín thì có vỏ màu vàng, loại này có
người cho là quý hơn màu tím..'
Chanh dây hay quả dây mát được gọi trong Anh ngữ là Passion fruit.. và
có 2 loài cây dây mát cho quả khác nhau rõ rệt : loại cho quả màu tia
(tim) thường gặp và loại cho quả màu vàng. Tên gọi chung cho cả 2 loại
bằng tiếng Tây ban Nha là granadilla, parcha, parchita..ceibey (tại
Cuba); tiếng Pháp grenadille, hay couzou.. Loại quả màu tía có thể
được gọi là granadilla, đỏ, đen trong khi đó tại Úc, loại quả vàng là
Golden passion fruits.
Cũng cần phân biệt tên Passion fruit vì tên còn được gọi chung cho một
số quả khác nhau tuy cùng trong chi thực vật Passiflora :
Purple passion fruit = quả của cây dây mát Passiflora edulis
Sweet passion fruit = quả của Passiflora ligularis
Giant passion fruit hay Dưa gang tây= dưa tây, quả của Passiflora.
quadrangularis
Banana passion fruit = quả của Passiflora molissima
Nguồn gốc của tên gọi 'passion fruit' được giải thích như sau :
Trong thế kỷ 16, khi các nhà truyền giáo thuộc dòng Tên (Jesuits) theo
chân những nhà thám hiểm Tây ban Nha đến Nam Mỹ, họ đã tìm ra một loại
hoa lạ khi nở ra có hình dạng như một loài hoa, theo truyền thuyết
Thiên Chúa giáo mọc leo trên Thập giá như Thánh Francis of Assisi
(1182-1226) đã thấy được trong các 'ảo thị'. Các tu sĩ dòng Tên đã
chiêm nghiệm và cho rằng một số thành phần thực vật của loài dây leo
này biểu thị cho một số dạng thức trong cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô
(Passion) :
10 cánh hoa màu trắng biểu tượng cho 10 Thánh Tông đồ trung thành cùng
Chúa (thiếu 2, một biểu tượng cho Thánh Peter =Phêrô, người đã chối
Chúa, tuy sau đó đã hối cải và một cho Judas, kẻ bội phản đã bán
Ngài).
Tràng hoa biểu tượng cho vòng mão gai Chúa đội trên đầu hay vầng sáng
quanh đầu Ngài.
5 nhụy hoa (stamen) mảu đỏ thắm tượng trưng cho 5 vết thương nơi chân
tay và cạnh sườn.
Bàu nhụy cái tượng trưng cho cái búa dùng đóng đinh và 3 vòi, có đầu
vòi tròn là những cây đinh.
Những sợi tua cuốn được xem như những sợi trong ngọn roi mà các lính
đã dùng đánh đánh Chúa và bàu chứa hạt trong hoa tượng trưng cho miếng
bọt biển lính canh đã dùng để thấm giấm , đặt vào ngọn giáo, đưa lên
cho Chúa khi Ngài kêu khát..
Khi hoa chưa nở có dạng một ngôi sao..và đây là Ngôi sao Phương Đông
mà ba nhà Thông thái (thường gọi là Ba Vua) đã nhìn thấy trong thời
gian Chúa Giáng sinh..
Chi thực vật Passiflora có khoảng gần 500 loài trên thế giới, trong đó
khoảng 60 loài cho quả ăn được.. và chỉ có quả của loài Passiflora
edulis là được mọi người 'đồng ý' gọi là Passion fruit.
Tên Passiflora edulis dành cho loài cho quả màu tím và loài cho quả
màu vàng được đặt tên khoa học là Passiflora edulis f. flavicarpa.
Trong chi Passiflora còn có những cây khác như Passiflora incarnata
(hoa hay Passion flower dùng làm thuốc an thần tại Âu châu),
Passiflora foetida (dây lạc tiên, chùm bao, dây nhãn lồng), P.
quadrangularis (Cây dưa gang tây)... (Bài này xin chỉ trình bầy về
Passiflora edulis).
Cây dây mát quả tím được xem là có nguồn gốc trong vùng từ Nam Ba tây
sang Paraguay đến Bắc Argentina, trong khi đó loài cho quả màu vàng
được nhiều nhà thực vật cho là một loài do biến chủng xẩy ra tại Úc.
Tại Ba tây, kỹ nghệ khai thác quả dây mát đã được thiết lập từ lâu với
những nhà máy chế biến nước ép từ quả. Quả dây mát tím thường dùng ăn
tươi, trong khi đó quả vàng được dùng ép lấy nước cốt và làm mứt.
Tại Úc, cây cho quả tim phát triển rất mạnh và gần như hội nhập trong
các vùng bờ biển Queensland từ trước 1900. Cây được trồng tại những
đồn điền bỏ hoang sau khi trồng chuối và sau đó trở thành một loài cây
ăn quả có giá trị kinh tế cao. Sau một đợt dịch bệnh gây ra bởi nấm
fusarium vào năm 1943, gây tác hại rộng lớn, các nhà nghiên cứu Úc đã
tìm được những chủng cây kháng nấm nhưng cũng tìm thấy là loài cho quả
vàng, tuy bị bỏ bê nhưng lại chống được nấm nhiễm..nên sau đó đã được
dùng làm cây gốc để ghép cành..
Tại Hawaii, các hạt giống của loài dây mát quả tím đã được đưa từ Úc
sang trồng vào năm 1880 và cây đã mau chóng trở thành một cây được
trồng trong vườn mọi nhà..và sau đó mọc lan gần như khắp nơi trên
đảo..Từ 1951, ĐH Hawaii đã có nhiều nghiên cứu về cây dây mát và chọn
lựa được những chủng loại vàng cho sản lượng cao và quả có nhiều nước
cốt..Cho đến 1958, tại Hawaii đã có khoảng 500 mẫu tây được sử dụng để
trồng cây dây mát loại cho quả vàng..
Tại Phi châu, cây đã được du nhập để trồng tại Guyana từ 1933, rồi sau
đó tại Uganda (1960) nhưng không đạt được những kết quả kinh tế do cây
bị nhiễm nấm và việc khai thác trở thành giới hạn ở những quy mô
nhỏ..Nam Phi, trong thập niên 1950, sản xuất mỗi năm trên 2000 tấn quả
cho tiêu dùng nội địa và tăng gấp đôi vào cuối 1960..
Dây mát cũng được trồng tại một số nơi ở Á châu như Ấn độ, Do Thái và
trong vùng Đông Nam Á như Phillipines, Indonesia..nhưng đều ở quy mô
nhỏ, ít có giá trị kinh tế..
Tại Việt Nam, cây dây mát có lẽ đã do người Pháp đưa vào từ khoảng thế
kỷ 19..Năm 1974, một số cây hoang đã được tìm thấy tại Kỳ Sơn, Nghệ
An. Cây chủ yếu được gây trồng tại các tỉnh miền Bắc, và vùng núi cao
miền Trung như Lâm Đồng, Kontum.
Bộ Canh nông Hoa Kỳ đã có một số nghiên cứu về cây dây mát, thử nghiệm
khà năng trồng cây 'đại trà' tại vùng Florida, nhất là loài cho quả
vàng, và phương thức giúp cây thụ phấn nhưng cho đến nay chưa có kết
quả để khai thác thương mãi..Năm 1965, Công ty Minute Maid đã xây dựng
một nông trường thử nghiệm trồng dây mát loại quả vàng tại Indiantown.
Kết quả cho thấy quả thu hoạch rất thích hợp cho việc chế biến công
nghiệp nhưng chương trình bị..hủy bỏ sau 2 năm thử nghiệm với lý do
:'năng suất cho quả không được cao như những cây trồng tại các vùng
nhiệt đới, vốn cho quả quanh năm..Tại Hoa Kỳ cây ngưng ra quả trong
mùa Đông, và trong những tháng mùa Xuân có gió mạnh như 3-4, dây leo
bị hư hại và không trổ hoa nổi cho mãi đến tháng 5. Mặt khác việc hái
quả cũng rất tốn kém đồng thời các thiết bị để chế biến quả cũng đòi
hỏi những đầu tư..khá tốn phí..'
Cây dây mát được trồng khá phổ biến tại Nam California, lên đến phía
Bắc như trong vùng San Jose, Vịnh Monterey và Vịnh San Francisco, dùng
những chủng trồng (cultivar) có thể chịu lạnh đến nhiệt độ 20 độ F..
Đặc tính dược học :
(Một số dư luận đồn đãi cho rằng quả dây mát chữa được tiểu đường,
chống được ung thư (?), hạ mỡ trong máu..)
Tại Âu châu, đặc biệt là tại Đức, Hòa lan.. trong số các cây thuộc chi
Passiflora chỉ có hoa của cây Passiflora incarnata là chính thức được
dùng làm thuốc trị các trường hợp thần kinh bất ổn, mất ngủ nhẹ.. dưới
tên Passiflorae herba. Dược thảo không được pha trộn với các cây
Passiflora khác như Dây mát, Dưa gang tây . (Xin xem bài riêng về
Passion incarnata).
Tuy không được chính thức dùng làm thuốc nhưng cũng có một số nghiên
cứu khoa học về dược tinh của Cây dây mát:
Hoạt tinh an thần và làm dịu thần kinh của cây dây mát loại vàng :
Nghiên cứu tại Trường Dược, Viện ĐH Trùng Khánh ghi nhận dịch chiết
bằng ethanol thân và lá của cây dây mát có hoạt tinh an thần ở liều
thấp (dưới 200 mg/kg) và gây dịu thần kinh ở liều cao hơn 300mg/kg.
Hoạt tinh này có thể do ở các flavonoids..(Journal of
Ethnopharmacology Số 128-2010) Một nghiên cứu khác tại ĐH Santa
Catarina, SC (Ba Tây) ghi nhận dịch chiết từ phần thịt của quả dây mát
loại vàng có khả năng an thần, gây ngủ nhẹ khi thử trên chuột. Hoạt
tinh được cho là do các C-glycosylflavonoids như isoorientin,
vicenin.. (Experimental Biology and Medicine Số 234-2009)
Hoạt tính gây hạ huyết áp : Nghiên cứu tại Viện Khoa Học và Kỹ Thuật
Nhật (Ikabari) dùng dịch chiết bằng methanol phần thịt của quả dây mát
loại tía (liều 10 mg và 50mg/kg) vả luteolin (liều 50 mg/kg), luteolin
là một trong các polyphenol trong dịch chiết có khả năng gây hạ huyết
áp kỳ tâm thu nơi chuột thử nghiệm (bị gây cao áp huyết bất thường).
Phân chất dịch chiết cho thấy trong dịch có luteolin (20 mcg/g),
luteolin-6-C-glucoside (40 mcg) và Gamma Amino Butyric Acid.. là những
chất có tác động gây dãn mạch và do đó giúp hạ huyết áp (Biosciene
Biothechnonoly and Bioche mistry Số 70-2006).
Khả năng giúp làm vết thương mau lành : Dựa trên kinh nghiệm dân gian
tại Ba tây, dùng thịt nhão của quả dưa mát để đắp trên vết thương ,
các nhà nghiên cứu tại ĐH Federal do Maranhao đã thử nghiệm dùng dịch
chiết từ quả để đắp trị nhiều loại vết thương nơi chuột thử
nghiệm..Kết quả ghi nhận có sự gia tăng các tế bào fibroplastic và
tăng ổn định collagen nơi chuột thoa dịch so với chuột đối chứng (Acta
Chirurgica Brazilia Số 21-2006).
Các hoạt tinh sinh học khác :
- Dịch chiêt từ vỏ của quả dây mát loại tim có thể làm giảm bớt cơn
khò khè, ho và thở ngắn hơi nơi người bệnh xuyễn (Nghiên cứu tại
Southwest Scientific Editing and Consulting, Tucson, Arizona, công bố
trên Nutrition Research Số 28-2008).
- Trong hạt của quả dây mát tím có một protein phức tạp : passiflin có
khả năng diệt nấm (Phytomedicine Số 16-2009).
- Lá, trích bằng ethanol, cho một dịch chiết có khả năng chống oxy-hóa
khá mạnh (Thử nghiệm tại ĐH Karpagam, Ấn độ, công bố trên Indian
Journal of Pharmaceutical Sciences Số 71-2009).
Ghi chú : Theo Flora of China thì cây dây mát được đưa vào Trung Hoa
từ Ba Tây và được gọi là ji dan guo, trồng tại những vùng thung lũng
tại các nơi đồi núi, cao độ 100-1900m, ở Phúc Kiến, Quảng Đông, Taiwan
và Vân Nam. Quả dây mát không được ghi chép trong các sách thuốc Đông
Y cổ và chưa được xem là vị thuốc trong các sách về Dược liệu tại
Trung Hoa.
Tài liệu sử dụng :
Whole Foods Companion (Dianne Onstad).
Herbal Drugs and Phytopharmaceuticals (Max Wichtl)
California Rare Fruits Growers (CRFG) Fruit Facts :Passion Fruit.
Fruits of Warm climates (Julia F. Morton)
Uncommon Fruits & Vegetables (Elizabeth Schneider)
Cây thuốc và Động vật dùng làm thuốc tại Việt Nam (Viện Duợc liệu VN)
Tiến sĩ Dược Khoa Trần Việt Hưng
**
Đông y thuốc trong vườn
Trong y học, cả hoa, lá, trái và vỏ trái chanh dây đều được dùng để chữa bệnh.
Nước
ép chanh dây, đặc biệt là lá chanh dây, có chứa chất alkaloids giúp làm
hạ huyết áp, an thần, giảm đau, và chống lại tác động của các cơn co
thắt.
Trái chanh dây không chứa cholesterol, giàu vitamin A và
vitamin C, là nguồn cung cấp kali và chất sắt dồi dào, nguồn chất xơ
tuyệt hảo, và giúp làm dịu các cơ đang bị căng cứng.
Cành lá
Nhiều
quốc gia trên thế giới dùng lá chanh dây để bào chế thuốc. Cành, lá
chanh dây có tác dụng an thần, gây ngủ (nhẹ), giảm sự lo âu hồi hộp, hạ
huyết áp (nhẹ), dịu các cơn co giật (trong động kinh), giảm cơn đau bụng
cơ năng và đau bụng kinh.
Có 2 cách sử dụng:
Lấy lá
tươi (khoảng 100 gr) nấu nước uống hằng ngày, hoặc dùng lá, cành phơi
khô, nấu thành cao lỏng mỗi ngày uống chừng 20 - 30ml (tùy từng người)
vào buổi tối.
Người ta còn dùng lá chanh dây làm rau ăn: Lấy lá
non thái nhỏ, vò nhẹ nấu với tôm sẽ là một món canh ngon hay có thể luộc
ăn (như những loại rau khác). Ngoài ra, ngọn non chanh dây luộc ăn hoặc
lá nấu thành cao lỏng cũng có tác dụng an thần trị mất ngủ như cây lạc
tiên thường (Passiflora foetida L.).
Hoa
Hoa chanh dây có
tác dụng an thần nhẹ và có khả năng "ru" ngủ. Hoa chanh dây đã và đang
được nhiều nước dùng để điều trị cho những trẻ em dễ bị kích động hoặc
có vấn đề bất ổn về thần kinh, chữa bệnh hen suyễn, rối loạn tiêu hóa,
chứng mất ngủ, và các khó chịu của hội chứng tiền mãn kinh.
Trái
Các
nhà nghiên cứu ở trường Đại học Florida (Mỹ) đã phát hiện ra rằng chiết
xuất của vỏ trái chanh dây vàng có thể chống lại các tế bào ung thư nhờ
vào 2 hoạt chất có nguồn gốc thực vật là carotenoids và polyphenols.
Còn giáo sư Watson (cũng của trường ĐH Florida) và các cộng sự của ông
thì lại chứng minh được rằng chiết xuất từ vỏ trái chanh dây tím giúp
giảm được đến 75% chứng thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn và
nâng cao khả năng hít thở của họ.
Ở nhiều nước, người ta dùng
trái chanh dây để chế biến thành nhiều thứ bánh ngọt khác nhau, kết hợp
hoặc không kết hợp với các loại trái cây khác để làm kem, yaourt... Còn ở
nước ta, cách dùng phổ biến nhất là nấu với nước đường và pha với đá để
làm nước uống giải khát. Chanh dây cũng thật tuyệt vời khi được trộn
chung với sữa đặc. Hương thơm đặc trưng của chanh dây cùng vị chua nhè
nhẹ kết hợp với vị béo và ngọt của sữa tạo thành một món giải khát hỗn
hợp không thể nào quên.
Chanh dây là một loại cây leo, dễ trồng,
phát triển mạnh và không cần chăm bón nhiều, ít sâu bệnh. Lấy từng khúc
dây không non, cũng không quá già, dài chừng 20 - 30cm, vùi xuống hố
đất ẩm (nên bón lót một ít phân chuồng hay lá mục). Tưới nước hằng ngày,
chỉ sau 20 - 30 ngày cây đã bắt đầu leo lên giàn và chừng khoảng 6 - 7
tháng sau có quả. Có thể trồng ở mọi nơi, nhiều hình thức: làm giàn che
bóng mát, kết hợp thu hái quả, lá... Về lâu dài chúng ta nên phát triển
chanh dây để chế thuốc an thần: vừa lành, vừa rẻ, vừa có nhiều tác dụng
www.youtube.com/watch?v=obyK4CRutt4
12-05-2011 - Tải lên bởi NHÀ NÔNG VÀ ĐÔNG Y. KHMER
Trái chanh dây không chứa cholesterol, giàu vitamin A và vitamin C, là nguồn cung cấp kali và chất sắt dồi dào, nguồn ...
**
__._,_.___